Thành công của một ca phẫu thuật nâng mũi phụ thuộc một phần vào việc chăm sóc, kiêng cữ sau khi nâng mũi. Nếu bạn sinh hoạt không điều độ, ăn uống sai cách có thể khiến vết thương lâu lành hơn, dễ hình thành sẹo và làm sai lệch form dáng mũi. Vậy sau khi nâng mũi cần kiêng gì, kiêng trong bao lâu là đủ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này.
1. Sau khi nâng mũi cần kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm có thể khiến vết thương sau khi nâng mũi chậm lành hơn hoặc dễ gây thành sẹo, ảnh hưởng đến dáng mũi. Chính vì thế, trong quá trình kiêng cữ sau khi nâng mũi, bạn cần tránh 5 nhóm đồ sau:
1.1. Hải sản
Các món ăn chế biến từ hải sản đều rất giàu chất đạm, cung cấp một phần không nhỏ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, với những người mới nâng mũi, những món ăn từ hải sản có thể trở thành “sát thủ” gây tổn hại tới chiếc mũi mới của bạn.
Người mới nâng mũi ăn quá nhiều hải sản sẽ gây ngứa ngáy, dị ứng vùng mũi, khiến vết thương chậm lành hơn. Đặc biệt, người có cơ địa dị ứng tuyệt đối không nên đụng tới những món ăn này vì các triệu chứng dị ứng có thể trầm trọng hơn, làm tăng nguy cơ biến chứng sau nâng mũi.
Theo chuyên gia, bạn nên kiêng ăn hải sản ít nhất trong vòng 1 tháng sau khi phẫu thuật. Thời gian kiêng có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, đặc biệt là ở những người có địa dị ứng.
1.2. Rau muống
Rau muống có khả năng làm tăng sinh collagen, thúc đẩy quá trình làm đầy, làm lành vết thương. Do đó, người mới nâng mũi, đặc biệt là những người có cơ địa dễ hình thành sẹo lồi nên tránh xa món ăn này nếu không muốn mũi có sẹo xấu, sẹo thâm.
Sau khoảng 3 – 4 tuần khi vết thương ở mũi đã hồi phục hoàn toàn, bạn có thể ăn rau muống trở lại nhưng chỉ nên ăn lượng nhỏ.
1.3. Đồ nếp
Đồ nếp là tên gọi chung chỉ những món ăn được làm từ gạo nếp như xôi, bánh nếp, bánh chưng, bánh tét… Đây là những món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, với những người mới phẫu thuật nâng mũi, đồ nếp luôn nằm trong danh sách thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi.
Đồ nếp có tính nóng, có thể khiến vết thương hở sưng đỏ, mưng mủ, đau nhức. Những người mới nâng mũi cần kiêng ăn đồ nếp trong ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật.
1.4.Thịt bò, thịt trâu
Sau khi nâng mũi cần kiêng gì? Có nhiều quan điểm trái chiều xung quanh việc nâng mũi có nên ăn thịt trâu, thịt bò không. Trên thực tế, thịt trâu, thịt bò có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể thúc đẩy quá trình tái tạo và hình thành mô mới, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
Tuy nhiên, thịt bò, thịt trâu có khả năng tăng sinh melanin, khiến vết thương sậm màu, gây mất thẩm mỹ. Do đó, những người mới nâng mũi nên hạn chế sử dụng thịt trâu, thịt bò không nên ăn quá nhiều . Để phòng tránh các trường hợp xấu, cơ địa nhạy cảm có thể gây đau hoặc sẹo thâm, chuyên gia khuyên bạn nên kiêng thịt bò ít nhất 1 – 2 tháng để vết phẫu thuật ở mũi hồi phục hoàn toàn.
>>> Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời bạn đọc theo dõi bài viết Nâng mũi ăn thịt bò được không? Lời khuyên từ bác sĩ giàu kinh nghiệm
1.5. Rượu bia, chất kích thích
Các nghiên cứu khoa học cho thấy rượu bia và những đồ uống có cồn khác có khả năng làm suy giảm các tế bào miễn dịch – yếu tố quan trọng giúp vết thương nhanh lành. Nếu sử dụng rượu bia sau khi nâng mũi, vết thương của bạn có thể chậm lành hơn, gây đau nhức thậm chí mưng mủ. Chính vì thế nên rượu bia, chất kích thích luôn nằm trong danh sách những đồ uống cần kiêng sau nâng mũi.
Với những người mới thực hiện phẫu thuật nâng mũi, chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng rượu bia ít nhất 3 tuần.
Xem thêm 1 số món ăn nên kiêng và hạn chế ăn sau nâng mũi:
- Nâng mũi ăn mắm tôm được không? Đây có phải món ăn đại kỵ?
- Nâng mũi có được ăn mít không? Ăn mít gây mưng mủ có đúng sự thật?
2. Những hành động nên kiêng làm sau khi nâng mũi
Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng cữ, để có một dáng mũi đẹp hoàn hảo sau khi nâng, bạn nên chú ý hạn chế thực hiện một số hành động dưới đây:
2.1. Kiêng để vết thương bị ướt
Việc để vết thương thường xuyên tiếp xúc với nước có thể khiến chúng lâu lành hơn, thậm chí tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo kém thẩm mỹ. Do đó, trong quá trình kiêng cữ sau khi nâng mũi, các chuyên gia khuyên bạn nên không được để vết thương bị ướt.
Cụ thể, trong vòng 7 ngày đầu tiên khi vết thương chưa lành hẳn, bạn nên hạn chế tối đa việc khóc, rửa mặt bằng nước hay gội đầu tại nhà. Nếu muốn rửa mặt, bạn nên dùng bông tẩy trang thấm nước rồi lau sơ qua, tuyệt đối không làm ướt mũi, chỉ sử dụng nước muối sinh lý hoặc cồn iod để vệ sinh mũi hằng ngày theo hướng dẫn.
Từ sau ngày thứ 14, khi mũi nâng đã ổn định hơn, vết thương đã được cắt chỉ, bạn có thể gội đầu, rửa mặt với nước nhưng vẫn chưa thể dùng sữa rửa mặt. Cần lưu ý khi rửa nên thao tác nhẹ nhàng, tránh các va chạm mạnh ở vùng mũi.
2.2. Kiêng vận động mạnh
Sau khi nâng mũi cần kiêng gì? Lời khuyên của chuyên gia dành cho bạn là nên kiêng quan hệ, tập thể dục và các hoạt động mạnh. Nguyên nhân bởi sau phẫu thuật, vết thương chưa ổn định, nếu bị tác động mạnh, mũi có thể bị lệch, vẹo.
Ngoài ra, vận động mạnh còn khiến tăng tiết mồ hôi. Đây có thể là yếu tố dẫn tới nhiễm trùng vết mổ. Bạn nên để cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn khoảng 1 – 2 tuần sau phẫu thuật, sau đó có thể tập thể dục cường độ nhẹ nhàng, hạn chế tác động lên vùng mũi, khuôn mặt.
Xem chi tiết tại: Nâng mũi có nên đi lại nhiều không? Hướng dẫn đi lại đúng cách
2.3. Kiêng đụng chạm, vặn vẹo mũi
Theo các chuyên gia, nâng mũi bằng bất kỳ phương pháp nào đều gây ra những tổn thương nhất định cho mũi. Lúc này, cấu trúc mũi chưa chắc chắn và không ổn định. Những hoạt động hằng ngày vô tình đụng chạm đến mũi như nặn mụn, nằm sấp,.. đều có thể gây ảnh hưởng đến dáng mũi, làm sống mũi cong, vẹo không theo ý muốn.
Để hạn chế mũi nâng mất dáng, bạn cần tránh dùng tay đụng chạm, vặn vẹo mũi. Tốt nhất trong vòng 7 – 10 ngày đầu tiên sau khi nâng mũi, bạn nên kiêng đụng chạm trực tiếp và gián tiếp tới vùng mũi. Sau ít nhất 1 tháng khi mũi đã ổn định và chắc chắn như mũi thật, bạn có thể sinh hoạt lại bình thường.
Bạn có thể tham khảo thêm 1 số lời khuyên về việc vận động, sinh hoạt hàng ngày tại các bài viết:
- Nâng mũi có nặn mụn được không, nặn có ảnh hưởng gì không?
- Hướng dẫn tư thế nằm sau khi nâng mũi không gây đau, gây lệch
2.4. Kiêng đeo kính
Theo chuyên gia, sau nâng mũi bạn cần kiêng đeo kính trong vòng 7 – 10 ngày. Nguyên nhân bởi lúc này mũi chưa ổn định, sụn mũi không chắc chắn. Việc đeo kính có thể để lại vết hằn ở đầu mũi và sống mũi, thậm chí tụt, cong, lệch sống mũi. Sau từ 2 tuần, bạn có thể đeo kính lại nhưng nên chọn loại kính gọng mềm, nhẹ.
Việc kiêng đeo kính sau khi nâng mũi có thể gây ra nhiều bất tiện với những người cận thị. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng kính áp tròng hoặc kính Bridgeless Glass để không tạo áp lực lên mũi, giúp mũi hồi phục tốt hơn.
>>> Xem thêm: Nâng mũi có đeo kính được không? Bác sĩ tháo gỡ những lầm tưởng
2.5. Kiêng thức khuya, căng thẳng
Tinh thần và giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi vết thương sau phẫu thuật nâng mũi. Nếu bạn có tinh thần tốt và ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone giúp thúc đẩy các yếu tố miễn dịch, tái tạo mô và làm liền vết thương nhanh.
Ngược lại, nếu cơ thể bạn thiếu ngủ và luôn trong trạng thái căng thẳng có thể khiến cơ thể tăng sinh melanin khiến vết thương sậm màu và gián tiếp làm chậm hồi phục vết thương. Việc giữ tinh thần thoải mái và ngủ đủ giấc nên thực hiện mỗi ngày bởi điều này có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu khó tránh khỏi, bạn nên chú ý kiêng thức khuya và tránh căng thẳng ít nhất 3 tuần sau khi mới phẫu thuật nâng mũi.
3. Lưu ý chế độ chăm sóc để mũi nhanh hồi phục
Bên cạnh thắc mắc sau khi nâng mũi cần kiêng gì đã được giải đáp trên, để mũi nhanh chóng hồi phục và có form dáng chuẩn nhất, bạn cần lưu ý thêm những vấn đề sau:
- Vệ sinh mũi đúng cách bằng nước muối hoặc dung dịch cồn iod theo hướng dẫn của bác sĩ thẩm mỹ.
- Nghỉ ngơi khoa học, tránh vận động mạnh và hạn chế tác động, va chạm tới vùng mũi để không làm tổn thương mũi.
- Thăm khám bác sĩ định kỳ theo hướng dẫn hoặc ngay khi có những bất thường ở vùng phẫu thuật như chảy dịch, sưng bầm, nóng đỏ…
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý, nên bổ sung tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C, D… kết hợp uống nhiều nước và tránh sử dụng chất kích thích.
>>> Tham khảo thêm video: Nâng mũi cần kiêng gì không
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp đầy đủ thắc mắc sau khi nâng mũi cần kiêng gì. Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiêng cữ sau khi nâng mũi, góp phần hồi phục vết thương. Do đó, bạn nên lắng nghe và thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc hậu phẫu. Nếu bạn còn thắc mắc và cần tư vấn thêm về chế độ ăn uống sau nâng mũi hãy liên hệ với chúng tôi, ALEGA phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, số điện thoại 0912660000.