Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ ALEGA và được tham vấn y khoa bởi bác sĩ Lê Quang Hùng – Giám đốc Điều hành Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ ALEGA.
Mắm tôm là một loại đồ chấm và gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn khoái khẩu như bún đậu mắm tôm, bún bò Huế, bún riêu cua, chả cá… và được rất nhiều người yêu thích. Chính vì vậy, câu hỏi sau nâng mũi ăn mắm tôm được không, nếu không được thì nên kiêng trong bao lâu là thắc mắc của rất nhiều người mới phẫu thuật nâng mũi xong. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám ALEGA sẽ giải đáp giúp bạn. Cùng theo dõi ngay!
1. Giải đáp: Nâng mũi ăn mắm tôm được không?
Với câu hỏi sau nâng mũi ăn được mắm tôm không, bác sĩ Ly Na cho biết: Bạn nên HẠN CHẾ sử dụng mắm tôm cũng như các món ăn được nấu từ mắm tôm và có gia vị là mắm tôm như bún đậu mắm tôm, bún bò Huế, bún riêu cua,… trong 2-3 tuần đầu sau phẫu thuật bởi mắm tôm có thể khiến vết thương chậm lành, gây sẹo lồi, sẹo thâm, sạm và tăng nguy cơ kích ứng,…
Giải thích cụ thể hơn cho nhận định sau nâng mũi nên hạn chế ăn mắm tôm của mình, bác sĩ Ly Na cho biết: Sử dụng mắm tôm trong giai đoạn mới phẫu thuật nâng mũi xong có thể tiềm ẩn các nguy cơ như:
- Gây chậm lành vết thương:
- Một trong những thành phần chính của mắm tôm là muối. Lượng muối cao có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, làm giảm khả năng thải độc khiến vết thương chậm lành hơn.
- Mắm tôm thường được sản xuất thủ công, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu sử dụng những thành phẩm có chất lượng không tốt và quy trình sản xuất không đảm bảo thì có thể khiến vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh xâm nhập, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi và sức đề kháng của cơ thể.
- Gây sẹo, thâm mất thẩm mỹ: Trong mắm tôm có chứa axit amin Tyrosine*, chất này khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ kích hoạt enzyme Tyrosinase để tạo ra Melanin**. Đây là chất sắc tố da, nếu tạo ra nhiều có thể khiến vùng da sau hồi phục tại vết mổ bị thâm, xỉn màu, sạm rất kém thẩm mỹ.
- Tăng nguy cơ dị ứng:
- Thành phần của mắm tôm chứa rất nhiều chất kích ứng, có thể khiến cơ thể tăng sản xuất histamin – một chất trung gian hóa học gây dị ứng. Histamin có thể khiến cơ thể bị dị ứng, ngứa ngáy, làm vết thương sưng tấy kéo dài hơn***.
- Mắm tôm còn chứa axit glutamic. Chất này có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, kích ứng ở vết thương. Nếu ăn nhiều có thể khiến vết thương khó liền miệng, sưng, chảy mủ…
- Làm giảm khẩu vị: Mắm tôm là một loại gia vị có mùi rất đặc trưng. Đối với người mới phẫu thuật nâng mũi, sức khỏe còn yếu, nếu ăn các loại thực phẩm có mùi khó chịu như mắm tôm có thể làm giảm khẩu vị khiến cảm thấy ăn không ngon miệng, dễ bỏ bữa, chán ăn,… Cơ thể khi đó sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, sẽ làm giảm tốc độ hồi phục.
Kết luận: Với thắc mắc nâng mũi ăn mắm tôm, bún đậu mắm tôm, bún riêu cua,… được không thì câu trả lời từ bác sĩ Ly Na là nên KIÊNG trong 2-3 tuần đầu.
Nguồn tài liệu tham khảo:
- (*) Bài viết Tyrosine đăng tải trên website của University of Rochester Medical Center – truy cập lần cuối ngày 24/04/2023
- (**) Bài viết TYR gene đăng tải trên tạp chí MedlinePlus – truy cập lần cuối ngày 24/04/2023
- (***) Bài viết Shellfish and fish allergies đăng tải trên website betterhealth.vic.gov.au – truy cập lần cuối ngày 30/05/2023
2. 4 Lưu ý nếu bạn vẫn muốn ăn mắm tôm sau khi nâng mũi
Mặc dù trước thắc mắc nâng mũi ăn mắm tôm được không, bác sĩ Ly Na khuyên rằng bạn nên HẠN CHẾ. Tuy nhiên nếu bạn không thể cưỡng lại sự hấp dẫn của mắm tôm trong thời gian đầu sau phẫu thuật nâng mũi, dưới đây là 4 lưu ý khi ăn từ bác sĩ Ly Na:
- Liều lượng: Bất kể dùng mắm tôm để chấm hay nêm nếm thì bác sĩ Ly Na khuyên bạn chỉ nên dùng với lượng ít và nên pha loãng, nhạt. Nếu được thì bạn nên thay thế mắm tôm bằng các loại nước mắm thông thường, mắm chay có nguồn gốc thực vật như đậu nành, dừa,… tuy nhiên vẫn cần đảm bảo nguyên tắc ăn nhạt và tốt hơn hế là nên kiêng hẳn trong vòng 2 – 3 tuần đầu.
- Lựa chọn mắm tôm có nguồn gốc rõ ràng: Nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn các loại mắm tôm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh sử dụng các loại mắm không đảm bảo, có thể gây tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng…
- Pha mắm tôm đúng cách: Khi pha mắm tôm nên hạn chế cho thêm gia vị cay nóng như tỏi, ớt, tiêu vào vì thực phẩm cay nồng có thể ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của vết thương.
- Che chắn vùng mũi cẩn thận khi ra đường: Như đã phân tích ở phần 1, mắm tôm có chứa axit amin Tyrosine và khi được kích hoạt sẽ tăng tạo Melanin và khiến da dễ bắt nắng hơn. Bạn cần che chắn vùng mũi cẩn thận để giảm tình trạng vết mổ bị thâm, sạm. Tham khảo bài viết Nâng mũi có đeo khẩu trang được không để biết thêm các lưu ý khi đeo khẩu trang sau nâng mũi.
Bài viết cùng chủ đề:
- Bác sĩ ALEGA tư vấn: Nâng mũi ăn mắm nêm được không?
- Nâng mũi có được ăn mít không? Ăn mít gây mưng mủ có đúng sự thật?
- [Hỏi & Đáp] Nâng mũi có được ăn chuối không?
3. Một số lưu ý khác trong quá trình chăm sóc hậu nâng mũi
Ngoài việc kiêng mắm tôm trong khoảng thời gian đầu mới phẫu thuật, bác sĩ Ly Na khuyên bạn cũng nên chú ý một vấn đề sau để nâng mũi đạt hiệu quả tốt nhất:
Chế độ dinh dưỡng:
- Không chỉ có mắm tôm mà các loại mắm khác như mắm ruốc, mắm nêm, mắm cáy,… cũng cần được hạn chế đưa vào cơ thể trong giai đoạn 2-3 tuần đầu sau phẫu thuật nâng mũi.
- Nên ăn nhiều rau củ, trái cây tươi để bổ sung vitamin, chất chống oxy hóa, tăng cường khả năng đề kháng, giúp vết thương nhanh lành. Bạn có thể tăng cường các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, táo, cam, bưởi….
- Uống đủ 1, 5 – 2 lít nước mỗi ngày hoặc uống theo nhu cầu của cơ thể để giúp tăng cường thải độc, giảm sưng viêm. Bạn có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, rau củ tự nhiên, không nên sử dụng các loại nước trái cây đóng sẵn vì chứa nhiều hóa chất và đường.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia và chất kích thích khác như cà phê, thuốc lá… vì chúng có thể làm giảm khả năng đông máu, khiến vết thương bị sưng kéo dài, chậm lành hơn.
- Không nên sử dụng đồ ăn nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng, hạn chế sử dụng đồ ăn đóng hộp, đồ ăn sẵn vì chúng có thể gây kích ứng và khiến vết thương dễ viêm, nhiễm trùng hơn.
Chế độ sinh hoạt:
- Vệ sinh vết thương bằng nước muối hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ hằng ngày để tránh nguy cơ nhiễm trùng gây sẹo xấu.
- Không vận động thể thao nhiều, hạn chế lao động nặng, gắng sức, không nằm sấp, cúi đầu, leo cầu thang, đeo kính,…
- Hạn chế các tác động mạnh, va chạm vùng mũi để tránh gây biến dạng mũi.
Trên đây là câu trả lời của bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na cho thắc mắc nâng mũi ăn mắm tôm được không. Nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn về chế độ chăm sóc sau phẫu thuật có thể liên hệ ngay hotline 0912.660.000 để được các bác sĩ tại ALEGA hỗ trợ kịp thời. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng hàng nghìn ca phẫu thuật thành công, các bác sĩ tại ALEGA sẽ tận tâm tư vấn và đồng hành cùng bạn xuyên suốt quá trình trước, trong và sau phẫu thuật để mang lại dáng mũi hoàn hảo nhất.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.