Sau phẫu thuật nâng mũi, nhiều người quan niệm cần kiêng khem một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết mổ, trong đó có một số loại mắm. Vậy thực hư sau nâng mũi ăn mắm nêm được không hay phải kiêng? Câu trả lời sẽ được bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiêm chuyên môn tại Phòng khám ALEGA giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Giải đáp: Nâng mũi ăn mắm nêm được không?
Mắm nêm là một loại nước chấm được chế biến từ cá ủ lên men kết hợp với một số gia vị khác như tỏi, ớt, chanh… Loại mắm này là gia vị cho rất nhiều món ăn khoái khẩu như gỏi cuốn, bánh tráng nước, bún mắm, cá chiên giòn… Chính bởi vậy, nhiều người rất quan tâm đến việc sau nâng mũi ăn mắm nêm được không.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na: sau phẫu thuật nâng mũi bạn vẫn có thể ăn mắm nêm nhưng vẫn cần hạn chế tối đa. Bởi loại mắm này có bản chất cay nóng, nhiều gia vị nên có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương sau phẫu thuật. Cụ thể:
- Mắm nêm có chứa tỏi, ớt là những gia vị cay nồng, có tính nóng. Khi ăn chúng có thể làm chảy nước mũi sau khi nâng mũi nhiều hơn đồng thời tăng nguy cơ sưng viêm, nhiễm trùng, gây cản trở quá trình phục hồi vết mổ.
- Mắm nêm có mùi nồng, khi ngửi gần có thể gây kích ứng mũi, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng. Khi đó, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách hắt hơi, chảy nước mũi. Điều này có thể gây tác động đến vết thương, thậm chí làm thay đổi dáng mũi nếu chất liệu sụn chưa được liên kết ổn định.
- Thành phần chính của mắm nêm là cá. Đây là một trong những loại thực phẩm có thể gây dị ứng, ảnh hưởng đến sự hồi phục vết mổ, đặc biệt là đối với những người có cơ địa dị ứng.
- Ngoài ra, nếu quá trình ủ mắm không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn tới các bệnh đường tiêu hóa, ngộ độc, tiêu chảy… ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi nâng mũi ăn mắm nêm được không là CÓ THỂ ăn nhưng nên ăn HẠN CHẾ. Với những người có cơ địa khỏe mạnh, không gặp vấn đề về dị ứng, có thể ăn một chút mắm nêm sau khi phẫu thuật. Ngoài mắm nêm, những người mới nâng mũi cũng nên hạn chế một số loại mắm cay mặn khác như mắm tôm, mắm ruốc… để đảm bảo dáng mũi được hồi phục tốt nhất.
2. Nên kiêng mắm nêm bao lâu sau nâng mũi?
Theo các chuyên gia, người mới nâng mũi có sức khỏe tốt có thể ăn một lượng nhỏ mắm nêm nhưng cần chú ý hạn chế cho thêm gia vị như tiêu, ớt… Việc này sẽ không gây kích thích đến vùng mũi và hạn chế tối đa các tác động đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
Trong khi đó, những người có cơ địa dễ nhạy cảm nên kiêng ăn các loại mắm nhiều gia vị cay nồng như mắm nêm, mắm tôm, mắm ruốc ít nhất 1 – 2 tuần sau phẫu thuật để đảm bảo an toàn.
Bài viết cùng chủ đề:
- Nâng mũi ăn đậu xanh được không? Câu trả lời sẽ làm bạn bất ngờ
- Nâng mũi có được ăn mít không? Ăn mít gây mưng mủ có đúng sự thật?
- Nâng mũi ăn đậu xanh được không? Câu trả lời sẽ làm bạn bất ngờ
- Nâng mũi ăn mắm tôm được không? Đây có phải món ăn đại kỵ?
3. Chế độ ăn uống phù hợp cho người mới nâng mũi
Bên cạnh thắc mắc nâng mũi ăn mắm nêm được không, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống nói chung sau khi phẫu thuật nâng mũi. Bởi chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương sau phẫu thuật nâng mũi. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia ALEGA dành cho những người mới nâng mũi:
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
- Nên sử dụng các loại mắm chay làm từ thực vật, có mùi thơm dịu nhẹ, hạn chế cho thêm các gia vị khác như tỏi, ớt, tiêu, mù tạt…
- Điều chỉnh chế độ ăn nhạt, ít gia vị cay nóng, ăn đồ ăn ít dầu mỡ, chế biến đơn giản, ít đường, ít muối.
- Tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, thịt bò, đồ ăn cay, rượu, bia, cà phê,… để hạn chế viêm nhiễm và sưng tấy vết thương.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể đủ nước giúp bạn giữ ẩm và giảm sưng tấy vết thương.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas vì chúng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm
4. Ngoài mắm nêm, sau nâng mũi cần kiêng loại mắm nào nữa?
4.1. Sau nâng mũi ăn mắm ruốc được không?
Tương tự như mắm nêm, mắm ruốc là thực phẩm được ủ lên men từ hải sản (con ruốc). Loại mắm này có lượng muối mặn và lượng đạm cao. Đây là nguyên nhân khiến vết mổ thẩm mỹ lâu hồi phục, tăng nguy cơ kích ứng, nổi mẩn. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng các loại mắm ruốc chất lượng kém, không đảm bảo vệ sinh, tình trạng nhiễm độc kim loại hay nhiễm khuẩn cũng có thể xuất hiện.
Vậy đối với thắc mắc nâng mũi ăn mắm ruốc được không thì câu trả lời là nên kiêng.
4.2. Ăn mắm tép sau nâng mũi có ảnh hưởng gì không?
Trong mắm tép chứa chất axit amin tyrosine, sẽ chuyển hoá thành melanin gây sạm màu da và làm chậm quá trình hồi phục sau tổn thương. Ngoài ra, mắm tép cũng chứa nhiều muối, đạm nên dễ gây nhiễm khuẩn với vết thương hở. Đây là các lý do bạn nên hạn chế ăn mắm tép sau khi nâng mũi.
4.3. Người mới nâng mũi xong có cần kiêng mắm cáy không?
Người mới nâng mũi xong cũng nên kiêng mắm cáy trong khoảng 1 – 3 tháng đầu. Mắm cáy là thực phẩm dễ gây kích ứng cho vết thương hở và tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm khuẩn ngoài da.
Hy vọng bài viết trên đây từ bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nâng mũi ăn mắm nêm được không. Trên thực tế, chế độ ăn uống rất quan trọng đối với những người mới phẫu thuật nâng mũi. Ngoài mắm nêm, bạn có thể cần hạn chế một số loại mắm khác như mắm ruốc, mắm cáy, mắm tép cũng như một số thực phẩm cay nóng khác để không làm ảnh hưởng đến sự hồi phục dáng mũi sau phẫu thuật. Hãy liên hệ hotline 0912.660.000 để được các bác sĩ tại Phòng khám ALEGA hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc liên quan.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.