Việc thực hiện nâng mũi lại nhiều lần là điều mà không phải ai cũng muốn, đặc biệt là khi không nhận được kết quả như mong muốn từ lần thực hiện đầu tiên. Ngoài vấn đề chi phí, những cơn đau dường như là nỗi ám ảnh khiến không ít khách hàng lo sợ. Vậy nâng mũi lần 2 có đau không, nếu đau thì nên làm gì để giảm bớt cơn đau? Câu trả lời sẽ được bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám ALEGA bật mí ngay trong bài viết dưới đây!
1. Giải đáp: Nâng mũi lần 2 có đau không?
Trả lời cho câu hỏi sửa mũi lần 2 có đau không, bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na cho biết: Trên thực tế, phẫu thuật nâng mũi lần 2 hay lần 1 đều sẽ KHÔNG ĐAU bởi các bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp gây tê hoặc gây mê (gây mê được tiến hành ở bệnh viện) để giảm đau một cách tối đa. Sau khi hết thuốc tê, bạn có thể cảm thấy đau nhức. Mức độ đau phụ thuộc nhiều vào khả năng chịu đựng và yếu tố cơ địa, nhưng nhìn chung không ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hằng ngày.
Tuy nhiên, bác sĩ Ly Na nhận mạnh khi tiến hành làm lại mũi lần 2, bạn cần lưu ý:
- Quá trình hồi phục sau khi tiến hành sửa mũi lần 2 có thể lâu hơn và tình trạng sưng bầm có thể xuất hiện nhiều hơn so với lần 1. Điều này đặc biệt xuất hiện với các trường hợp sửa lại mũi lần 2 do biến chứng tụt sụn, lộ sụn, bóng đỏ, dị ứng chất liệu độn… bởi vì khi này các bác sĩ sẽ phải can thiệp sâu hơn, phạm vi xâm lấn có thể rộng hơn. (Nếu lo ngại tình trạng sưng đau sau nâng mũi lần 2, bạn hãy tham khảo ngay bài viết 10 quy tắc giúp giảm sưng sau nâng mũi nhanh chóng, an toàn)
- Sửa lại mũi lần 2 đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao. Bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các phương pháp, công nghệ, cũng như lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn.
2. Khi nào cần sửa lại mũi lần 2?
Sửa mũi lần 2 thường chỉ được tiến hành đối với các trường hợp nhất định để giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng, chi phí và cảm giác đau đớn cho khách hàng. Cụ thể, bác sĩ Ly Na có chỉ ra 4 trường hợp cần nâng mũi lần 2:
- Muốn thay đổi dáng mũi: Nếu bạn muốn thay đổi phong cách cá nhân, dáng mũi từ S-line sang L-line hoặc ngược lại có thể tiến hành sửa lần 2. Tuy nhiên bạn nên tham khảo kỹ lưỡng các tư vấn từ bác sĩ, tránh chạy theo xu hướng, tiêu chuẩn nhất thời mà bỏ qua tính phù hợp với khuôn mặt. Bạn nên lựa chọn các phòng khám có công nghệ 3D Vectra để có thể hình dung về dáng mũi sau nâng một cách trực quan.
- Dáng mũi bị hỏng do tai nạn, va đập: Trường hợp bị va đập mạnh khiến mũi bị biến dạng như co rút, dựng đầu mũi, méo mó, nổi cục u,… sẽ bắt buộc phải tiến hành sửa lần 2.
- Mũi bị biến chứng tụt sụn, lộ sụn, bóng đỏ: Đây được xem là các biến chứng sau nâng mũi khá phổ biến. Ngoài tình trạng lộ sóng mũi, bạn có thể gặp biểu hiện căng cứng da mũi, bóng đỏ đầu mũi hoặc đau nhức do nâng quá cao. Khi đó, phẫu thuật lần 2 cần được tiến hành sớm để tránh gây biến chứng nguy hiểm.
- Mũi bị nhiễm trùng, sưng viêm kéo dài: Nhiễm trùng sau khi sửa mũi được nhận diện bằng các dấu hiệu như đau nhức, sưng đỏ, căng da mũi một thời gian dài do vệ sinh sai cách hoặc tay nghề bác sĩ. Nếu viêm nhiễm nặng, có thể sẽ cần tháo sụn mũi để phục hồi vết thương.
Kết luận: Ngoại trừ trường hợp khách hàng mong muốn đổi dáng mũi theo xu hướng thì 3 trường hợp còn lại hoàn toàn có thể hạn chế nếu được chăm sóc đúng cách hoặc nâng mũi lần 1 tại địa chỉ uy tín và bác sĩ có kinh nghiệm.
3. Lời khuyên giúp giảm đau sau nâng mũi lần 2
Mặc dù trong quá trình nâng mũi lần 2, bạn được gây tê hoặc gây mê để giảm tối đa sự đau sớn, tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc sau nâng mũi, nếu bạn không tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ hoặc lơ là trong việc kiêng khem thì có thể dẫn đến tình trạng đau, nhức. Bạn hãy bỏ túi 1 số lời khuyên sau từ bác sĩ Ly Na để giảm đau sau khi sửa lại mũi lần 2:
Nên | Không nên | |
Sinh hoạt |
|
|
Ăn uống |
|
|
>>> Bạn có thể tham khảo chi tiết tại 2 bài viết sau:
- Hướng dẫn tự chăm sóc sau nâng mũi tại nhà an toàn, nhanh hồi phục
- Sau khi nâng mũi cần kiêng gì? Kiêng trong bao lâu?
4. 5 lưu ý khi sửa mũi lần 2
Dưới đây sẽ là #5 lưu ý từ bác Ly Na giúp bạn đạt được dáng mũi như mong muốn khi quyết định sửa lần 2:
- Thời gian tiến hành sửa lần 2: Lần 2 bắt buộc phải được thực hiện sau ít nhất 3 – 6 tháng kể từ lần đầu tiên nếu muốn sửa dáng mũi. Với trường hợp sửa mũi do biến chứng, khách hàng cần đến gặp bác sĩ để điều trị khỏi biến chứng sau đó mới tiến hành phẫu thuật lại .
- Cần chuẩn bị gì khi tiến hành nâng mũi lần 2: Ngoài yếu tố chi phí, sắp xếp công việc để có thời gian nghỉ ngơi, bạn cần chuẩn bị tinh thần và sức khỏe tốt để quá trình phục hồi diễn ra nhanh nhất.
- Nâng mũi lần 2 có tốn thêm nhiều chi phí không: Chi phí cho lần sửa sau sẽ cao hơn so với lần 1 vì hầu như cấu trúc ban đầu của chiếc mũi đã được can thiệp và bị thay đổi nên đòi hỏi sẽ cần nhiều thời gian hơn để xử lý, khắc phục và tái cấu trúc lại dáng mũi mới
- Địa điểm nâng mũi lần 2: Để sở hữu được dáng mũi như ý, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng, khách hàng nên chủ động tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ uy tín, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao vì lần 2 sẽ thực hiện phức tạp hơn.
- Nên làm gì sau khi tiến hành nâng mũi lần 2: Sau khi thực hiện nâng mũi lần 2, bạn cũng cần phải tuân thủ các quy trình chăm sóc, kiêng cữ như lần 1. Cũng cần lưu ý thêm rằng quá trình hồi phục khi sửa lại mũi lần 2 có thể sẽ cần nhiều thời gian hơn lần 1.
Tại Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ ALEGA, khách hàng có nhu cầu sửa mũi lần 2 sẽ được tư vấn kỹ lưỡng bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm và tâm huyết. Quá trình nâng mũi tại ALEGA được đảm bảo thực hiện với các công nghệ hiện đại nhất, tiệt trùng kỹ lưỡng, giảm tối đa cảm giác đau đớn, biến chứng. Các chuyên viên tại đây sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ giải đáp cho khách hàng tới khi có được dáng mũi như ý.
Như vậy, bài viết trên từ bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na đã giúp trả lời thắc mắc nâng mũi lần 2 có đau không? Về cơ bản quá trình nâng mũi lần 2 sẽ không đau, tuy nhiên sau khi quá trình nâng mũi kết thúc, bạn có thể sẽ cảm thấy đau, tức ở vùng mũi và hiện tượng này sẽ tự hết sau đó. Để hạn chế đau đớn cũng như nguy cơ biến chứng khi thực hiện nâng mũi lần 2, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về cơ sở thẩm, tay nghề bác sĩ và yếu tố tâm lý trước khi quyết định sửa lần 2.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.