Khoảng thời gian chăm sóc sau nâng mũi là giai đoạn quan trọng, quyết định đến kết quả của ca phẫu thuật. Nhiều trường hợp chủ quan, không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ dẫn tới hậu quả nhiễm trùng, cong, lệch sống mũi. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết quy trình chăm sóc mũi theo từng giai đoạn từ Bác sĩ Thẩm mỹ tại Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ ALEGA.
1. Chăm sóc sau nâng mũi: trong 24 – 48h đầu
Quy trình nâng mũi được thực hiện nhanh chóng ít xâm lấn, có thời gian hồi phục nhanh. Tuy nhiên, để sụn nâng liên kết hoàn toàn với cấu trúc mũi tạo độ ổn định và chắc chắn nhất, bạn cần quá trình chăm sóc mũi sau nâng kéo dài và thận trọng hơn ngay từ thời điểm đầu.
Cụ thể, vài giờ sau phẫu thuật, vùng mũi mới sẽ được băng nẹp cẩn thận để cố định và đảm bảo an toàn. Lúc này, bạn nên ở lại bệnh viện nghỉ ngơi và để theo dõi sức khỏe. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tự chăm sóc sau nâng mũi an toàn và đúng cách.
Một số lưu ý quan trọng bạn không nên bỏ lỡ trong thời điểm 24 – 48 giờ sau phẫu thuật nâng mũi gồm:
- Nghỉ ngơi hoàn toàn trong 2 ngày đầu tiên, hạn chế đi lại và các vận động thay đổi tư thế, cúi người, nằm nghiêng….
- Trong 48 giờ đầu không để vết mổ tiếp xúc với nước, không tắm, gội đầu, rửa mặt bằng nước, hạn chế khóc hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt.
- Không dùng tay sờ, gãi hoặc đè lên vùng mũi mới làm phẫu thuật, cố gắng hạn chế tối đa việc va chạm với vùng mũi, bao gồm đeo kính, đeo khẩu trang, mặc áo cổ lọ… Điều này có thể thể khiến vết mổ bị tụ máu, chảy máu, khó liền miệng và tăng nguy cơ làm lệch sụn nâng.
- Sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề, thuốc giảm đau… theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên thay băng trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật để tránh vi khuẩn tích tụ gây nhiễm trùng.
- Vệ sinh vết mổ và vùng mũi bằng nước muối và dung dịch cồn iod 2 lần mỗi ngày. Lưu ý: chỉ vệ sinh bên ngoài mũi, không nên ngoáy, xịt rửa mũi.
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Betadine, Chlorhexidine pha sẵn để súc miệng 2 lần mỗi ngày.
- Nếu bắt buộc phải ra ngoài, cần che chắn vùng mũi bằng băng gạc y tế, đeo khẩu trang lỏng sau đó vệ sinh lại vùng mũi khi trở về.
- Về ăn uống, 2 ngày sau phẫu thuật bạn không cần nhịn ăn, tuy nhiên, nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai nuốt để hạn chế tác động đến vùng hàm, mũi gây đau. Nên uống nhiều nước, ăn thức ăn lành tính, không ăn hải sản, rau muống, đồ nếp, không sử dụng rượu bia, chất kích thích….
Xem thêm 1 số lời khuyên từ bác sĩ tại ALEGA:
- Nâng mũi ăn mắm tôm được không? Bác sĩ tại ALEGA giải đáp
- Nâng mũi ăn nấm được không? Chia sẻ từ chuyên gia ALEGA
- Nâng mũi uống cafe được không? Uống cafe có khiến vết mổ lâu lành?
2. Kinh nghiệm chăm sóc sau nâng mũi: sau 1 – 4 tuần
Sau khoảng 5 – 7 ngày nâng mũi, bạn có thể đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng vết thương. Nếu phục hồi tốt, bác sĩ có thể tháo thanh nẹp cố định và phần băng trên mũi. Lúc này, bạn có thể tự chăm sóc mũi sau phẫu thuật tại nhà theo hướng dẫn sau:
- Không đụng chạm làm lệch thanh nẹp cố định, không tự động tháo thanh nẹp và băng gạc ra khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Sau khi cắt chỉ, bác sĩ có thể thay đổi một số loại thuốc trong đơn, bạn chỉ cần tiếp tục sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối và dung dịch sát khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ. Lúc này, bạn có thể dùng bông gạc để lau mũi nhưng thao tác cần nhẹ nhàng, không nên đụng chạm mạnh vùng mũi.
- Có thể rửa mặt, gội đầu bằng nước sạch sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng, tránh va chạm.
- Sau 1 tuần nâng mũi, bạn có thể trang điểm nhẹ nhàng, tuy nhiên, cần tránh để mỹ phẩm tiếp xúc với vết mổ. Khi tẩy trang cần lưu ý thao tác nhẹ nhàng ở vùng mùi, không chà mạnh tay.
- Không xông hơi, không đeo kính, không tập thể thao cường độ mạnh trong ít nhất 4 tuần sau khi nâng mũi.
- Hạn chế tối đa việc nằm nghiêng và quan hệ tình dục trong 1 tháng đầu sau nâng mũi.
- Có thể ăn đồ ăn cứng tuy nhiên bạn vẫn nên kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng và dễ hình thành sẹo như hải sản, đồ nếp, thịt bò, rau muống,…
Xem thêm:
- Nâng mũi có nên đi lại nhiều không? Hướng dẫn đi lại đúng cách
- Hướng dẫn tư thế nằm sau khi nâng mũi không gây đau, gây lệch
3. Chăm sóc sau nâng mũi: sau 1 – 6 tháng
Với những người có cơ địa khỏe thì sau 1 tháng mũi cơ bản đã định hình dáng, trở nên cân đối hơn. Tuy nhiên, thông thường, mọi người thường mất khoảng 3 – 6 tháng để mũi hồi phục hoàn toàn và tự nhiên nhất. Thời điểm này, bạn cần chú ý một số vấn đề sau khi chăm sóc tại nhà:
- Thời điểm sau 1 – 3 tháng đầu, bạn gần như có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, cần chú ý theo dõi tình trạng mũi để can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bất thường và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Có thể tập thể dục nhẹ nhàng ở giai đoạn này, tuy nhiên vẫn nên hạn chế các bài tập gắng sức, vận động mạnh, không nên đụng chạm mạnh vào vùng mũi.
- Sau khoảng 3 – 6 tháng, dáng mũi đã tự nhiên, lúc này bạn hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường mà không cần lo lắng về các tổn thương mũi sau phẫu thuật.
Giải đáp 1 số câu hỏi về việc chăm sóc sau nâng mũi
Chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi sau nâng mũi rất quan trọng. Bởi vậy có rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề này. Dưới đây là một số câu hỏi được quan tâm nhiều nhất:
- Chăm sóc sau khi nâng mũi chỉ như thế nào?
So với nâng mũi phẫu thuật, nâng mũi chỉ ít xâm lấn, ít gây đau và có thời gian hồi phục nhanh hơn. Việc chăm sóc mũi sau khi nâng mũi chỉ đơn giản hơn. Trong đó, bạn nên chú ý tránh sờ nắn mũi, hạn chế đeo kính, khẩu trang quá chật, hạn chế vận động mạnh. Ngoài ra, bạn có thể chườm ấm để giảm đau kết hợp ăn uống khoa học, uống nhiều nước để giúp mũi nhanh chóng hồi phục hơn.
- Chăm sóc sau khi tiêm filler mũi thế nào?
Tiêm filler mũi là phương pháp không phẫu thuật, nâng cao dáng mũi bằng chất làm đầy. Phương pháp này không gây chảy máu, không cần nghỉ ngơi và có thể sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên, để kết quả nâng mũi ổn định và lâu dài nhất, bạn nên tránh va chạm vùng mũi tiêm filler trong thời gian đầu để hạn chế nguy cơ biến dạng mũi. Ngoài ra, theo các kinh nghiệm chăm sóc sau nâng mũi, bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ vùng tiêm, không đeo kính nặng, không đeo khẩu trang chật, không massage xoa bóp mũi trong khoảng 1 tuần đầu. Bạn có thể ăn uống bình thường, không cần kiêng khem quá mức và nên uống nhiều nước.
- Sau nâng mũi có được quan hệ không?
Về nguyên tắc, nâng mũi phẫu thuật không ảnh hưởng tới chức năng sinh lý nên bạn có thể sinh hoạt vợ chồng bình thường. Tuy nhiên, theo bác sĩ của ALEGA, bạn nên kiêng quan hệ trong 1 tuần đầu và hạn chế quan hệ mạnh bạo trong vòng ít nhất 1 tháng sau khi nâng mũi.
Nguyên nhân của vấn đề này là do quan hệ tình dục có thể thúc đẩy tuần hoàn máu toàn thân, bao gồm vùng mũi khiến vết thương mới phẫu thuật dễ tụ máu, gây sưng và chảy máu. Ngoài ra, việc quan hệ tình dục khiến cơ thể chảy nhiều mồ hôi, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ nếu không được vệ sinh tốt. Trong vòng 1 tháng sau khi nâng mũi, các hoạt động tình dục mạnh bạo có thể gây đụng chạm mũi, dẫn tới tình trạng cong, lệch sống mũi. Do đó, bạn vẫn nên hạn chế quan hệ trong thời gian đầu sau khi nâng mũi.
- Nhận biết các biến chứng sau nâng mũi như thế nào?
Sau nâng mũi ngoài việc kiêng cữ về sinh hoạt và chế độ ăn, bạn cần chú ý theo dõi tình trạng mũi để phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu bất thường, tránh nguy cơ gặp biến chứng. Một số biến chứng sau nâng mũi có thể gặp phải như sưng đau kéo dài, nhiễm trùng mũi, cong vẹo dáng mũi, hoại tử,… Khi gặp các biến chứng này, việc quan trọng nhất bạn cần làm là đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xử lý kịp thời.
>>> Xem thêm: Những triệu chứng sau nâng mũi: Nhận biết bất thường để xử lý kịp thời
Chăm sóc sau nâng mũi đóng vai trò quan trọng để mang lại dáng mũi đẹp, hoàn hảo nhất. Việc chăm sóc nên được thực hiện theo đúng hướng dẫn, đủ thời gian để tránh các biến chứng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi cuối cùng.