Nấm được biết là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phục hồi vết thương. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng ăn nấm sau phẫu thuật, sau sinh mổ hoặc khi đang có vết thương hở có thể gây ngộ độc và tăng nguy cơ chảy máu vết thương. Vậy thực tế thì sau nâng mũi ăn nấm được không? Nếu được thì nên ăn như thế nào để có thể mang lại nhiều lợi ích nhất? Và nếu không được thì cần kiêng trong bao lâu? Câu trả lời sẽ được bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám ALEGA gửi tới bạn đọc trong bài viết dưới đây.
1. Giải đáp: Sau nâng mũi ăn nấm được không?
Với thắc mắc sau nâng mũi có được ăn nấm không, bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na khẳng định: Người mới nâng mũi xong vẫn CÓ THỂ ăn nấm bởi nấm không chứa thành phần gây ngứa, mưng mủ hay hình thành sẹo đồng thời nấm còn cung cấp nhiều dưỡng chất như vitamin C, vitamin B, vitamin D, Protein,… rất tốt cho cơ thể và quá trình hồi phục vết thương ở mũi. Bên cạnh đó, nấm mềm, dễ nhai nuốt, phù hợp cho người mới nâng mũi.
Giải thích cụ thể hơn cho nhận định người sau nâng mũi có thể ăn được nấm, bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na cho biết:
- Đến nay chưa có tài liệu hay nghiên cứu cụ thể nào cho thấy ăn nấm sau phẫu thuật nâng mũi có ảnh hưởng đến vết mổ và quá trình lên form của mũi.
- Nấm mềm, dễ nhai nuốt, rất phù hợp cho người vừa phẫu thuật nâng mũi. Việc ăn đồ ăn mềm như nấm sẽ giúp giảm áp lực lên các nhóm cơ hàm và cơ xung quanh mũi, từ đó hạn chế những nguy cơ như cong, lệch mũi, chảy máu,…
- Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong nấm có chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt giúp thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương ở mũi, cụ thể:
- Các nghiên cứu được thực hiện bởi Kwon cùng các công sự năm 2009, Cheng cùng các cộng sự năm 2013 và Portera cùng các cộng sự năm 1997 chỉ ra rằng: β-glucans (1 loại chất xơ có trong nấm) trực tiếp làm tăng tổng hợp collagen loại I và III, kích thích tái tạo collagen và giúp vết thương mau lành. (Truy cập lần cuối ngày 09-05-2023).
- Các nghiên cứu của Amin cùng các công sự năm 2015, Krupodorova cùng các cộng sự năm 2015 đều chỉ ra rằng chiết suất nấm dược liệu và các chất chuyển hóa của chúng được chứng minh có thể sử dụng để điều trị vết thương theo các cơ chế khác nhau, bao gồm kích thích tế bào biểu mô miễn dịch, ma trận ngoại bào, cytokine, các yếu tố tăng trưởng, các loại oxy phản ứng (ROS) và nhiều chất trung gian gây viêm. (Truy cập lần cuối ngày 09-05-2023).
- Nấm còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất có ích cho cơ thể, cụ thể:
- Các vitamin nhóm B, đặc biệt là B-6, B-12… giúp thúc đẩy sự lưu thông máu, tăng cường quá trình tái tạo collagen giúp vết thương nhanh lành.
- Nấm giàu các chất chống oxy hóa và khoáng chất như selen, đồng, sắt, magie, canxi, phospho… giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, nhờ đó giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Nấm cung cấp lượng chất xơ chiếm khoảng 25% nhu cầu chất xơ hằng ngày của cơ thể giúp hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích ăn uống, tăng cường sức khỏe.
- Hàm lượng protein dồi dào trong nấm giúp vết thương nhanh lành, liền sẹo và không gây thâm.
Để hình dung rõ hơn về các công dụng của nấm, bạn đọc có thể tham khảo bảng thành phần các chất dinh dưỡng có trong 100g nấm dưới đây:
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng có trong 100g nấm |
Calo | 22 kcal |
Protein | 3.09 g |
Lipid | 0.34 g |
Carbohydrate | 3.26 g |
Cholesterol | 0 mg |
Vitamin C | 2,1 mg |
Vitamin B-6 | 0.104 mg |
Vitamin B-12 | 0.04 µg |
Vitamin E (alpha-tocopherol) | 0.01 mg |
Natri | 5 mg |
Chất xơ | 1 g |
Calci | 3 mg |
Vitamin D | 7 IU |
Tóm lại: Trả lời cho thắc mắc sau nâng mũi ăn nấm được không, bác sĩ Ly Na cho biết là CÓ THỂ. Nấm là một loại thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt, bổ dưỡng, lành tính, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, tốt cho quá trình hồi phục vết mổ sau nâng mũi và giúp ngăn ngừa hình thành sẹo,…
2. 5 Lưu ý quan trọng khi ăn nấm sau nâng mũi
Câu trả lời cho thắc mắc sau nâng mũi ăn nấm được không là CÓ THỂ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý ăn nấm đúng cách để có thể tận dụng được hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong nấm để góp phần thúc đầy quả trình hồi phục. Nếu bạn mới nâng mũi và muốn ăn nấm hãy chú ý #5 vấn đề sau:
- Nên ăn bao nhiêu nấm là đủ? Bạn không nên ăn quá nhiều nấm nhất là trong thời gian ngắn bởi có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, tiêu chảy… Với những loại nấm thảo dược như linh chi, bạn chỉ nên sử dụng 15 – 30g nấm tươi mỗi ngày.
- Nên ăn loại nấm nào? Bạn nên ăn các loại nấm giàu dinh dưỡng và an toàn như nấm rơm, mộc nhĩ, nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm mỡ, nấm hương, nấm Thái dương, nấm mèo,… Dưới đây là công dụng của 1 số loại nấm đối với người mới nâng mũi (1):
- Nấm hương: Có khả năng chống oxy hóa,…
- Nấm bào ngư: Có khả năng giảm cholesterol,…
- Nấm đùi gà: Tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn,…
- Nấm mỡ: Chống oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch,…
- Nấm kim châm: Có khả năng tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa,…
- Không nên ăn loại nấm nào? Theo ước tính, hiện có khoảng 14.000 loại nấm khác nhau và 70-80 loại trong đó là nấm độc. Một số loại nấm như nấm đôi cánh thiên thần, nấm tán bay, nấm Deadly Dapperling, nấm mũ tử thần,… có thể dẫn tới tử vong nếu ăn phải.
- Chế biến nấm như thế nào?
- Nấu chín nấm trước khi ăn: Mặc dù có chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên, trong một số loại nấm như nấm hương, nấm lim xanh… có chứa chất lentinan. Chất này được cho là có hoạt tính gây giãn nở mạch máu dẫn tới rò rỉ một số hợp chất dị ứng, gây kích ứng dưới da. Tuy nhiên, lentinan bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Vì vậy, để đảm bảo ăn những loại nấm này mang lại hiệu quả tốt, an toàn bạn cần chế biến nấm đúng cách. Tránh trường hợp ăn nhiều nấm tươi chứa hoạt chất lentinan có thể khiến vết thương bị ngứa ngáy, lâu lành hơn.
- Lựa chọn các phương pháp chế biến ít dầu mỡ, ít gia vị cay nóng, vì những cách chế biến này không tốt cho vết thương ở mũi. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn cách chế biến hầm, nấu súp, canh, cháo…
- Không sử dụng nồi nhôm để nấu nấm: Khi chế biến nấm bạn không nên sử dụng nồi nhôm vì có thể khiến nấm ngả màu thâm đen.
- Nên kết hợp nấm với các thực phẩm nào khác? Nên kết hợp nấm với các loại rau củ giàu dinh dưỡng khác như khoai tây, khoai sọ, cà rốt, cà chua,… Một số món ăn từ nấm mà bạn có thể tham khảo như: canh nấm cà chua, canh sườn nấm, canh nấm rơm nấu cùng thịt,…
- Những ai không nên ăn nấm? Người mới nâng mũi xong và có chứng tỳ vị hư, hay bị đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng, phân nát… không nên ăn nấm vì có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu…
Tài liệu tham khảo
(1) Bài viết: The Effect of Edible Mushroom on Health and Their Biochemistry – truy cập lần cuối ngày 05/06/2023
3. Lời khuyên về thực đơn cho người mới nâng mũi
Bên cạnh các loại nấm như nấm linh chi, nấm rơm, nấm hương, nấm bào ngư,… bạn có thể tăng cường bổ sung các loại thực phẩm dưới đây để giúp quá trình hồi phục vết thương nhanh chóng và thuận lợi hơn:
- Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E như cam, quýt, bơ, dầu oliu, hạt hướng dương, điều, hạnh nhân…
- Các loại rau củ xanh như bông cải, rau chân vịt, khoai tây, khoai môn, su hào, khoai lang…
- Các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, sữa tươi, sữa chua, đậu nành, đậu hũ…
- Uống đủ nước, khoảng 1,5 đến 2 lít nước hoặc uống theo thể trạng.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ Ly Na khuyên bạn nên kiêng một số thực phẩm như thịt bò, rau muống, hải sản, da gà, đồ nếp, đồ ăn cay nóng, các loại đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê,…
>>> Tham khảo các lời khuyên khác về chế độ dinh dưỡng sau nâng mũi từ các bác sĩ tại ALEGA:
- Nâng mũi ăn đậu xanh được không? Câu trả lời sẽ làm bạn bất ngờ
- Nâng mũi có được ăn mít không? Ăn mít gây mưng mủ có đúng sự thật?
- [Hỏi & Đáp] Nâng mũi có được ăn chuối không?
Hy vọng bài viết trên đây từ bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na đã giúp giải đáp thắc mắc nâng mũi ăn nấm được không cho bạn đọc. Có thể thấy rằng, nấm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho người mới phẫu thuật nâng mũi nhưng bạn cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều và nên chế biến đúng cách. Nếu còn thắc mắc khác, bạn có thể liên hệ hotline 0912.660.000 để được các bác sĩ tại Phòng khám ALEGA hỗ trợ kịp thời.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.