Trong quá trình phẫu thuật nâng mũi, các bác sĩ có tác động, xâm lấn vào vùng sụn và da mũi do đó bị sưng sau nâng mũi là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng nâng mũi sau 1 tháng bị sưng thì bạn cần hết sức cẩn trọng bởi đây là có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ ALEGA sẽ giải thích chi tiết về tình trạng bị sưng mũi sau 1 tháng trong bài viết dưới đây.
1. Nâng mũi sau 1 tháng bị sưng có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na: Sau 1 tháng mà mũi vẫn sưng có thể là tình trạng bất thường hoặc không, phụ thuộc vào mức độ sưng đau và các triệu chứng kèm theo. Chính vì thế nên nếu sau 1 tháng mà vẫn sưng mũi, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để mô tả tình trạng và được xác định nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả. Nếu cần thiết, bạn có thể tái khám và gặp trực tiếp bác sĩ.
Bác sĩ Ly Na có chỉ ra 2 trường hợp cụ thể khi bị sưng mũi sau 1 tháng:
Trường hợp bình thường: Nếu mũi chỉ hơi sưng nhẹ, không đau, không chảy máu, form mũi thẳng, không có dấu hiệu lộ đầu mũi, bóng đỏ… thì bạn có thể tạm thời yên tâm. Khi này, tình trạng sưng mũi của bạn là bình thường, có thể do cơ địa chậm hồi phục nên chưa hết sưng. Nếu được chăm sóc hợp lý hơn, sau 2-3 tuần nữa, mũi sẽ hết sưng và trở lại bình thường. Sau 3 – 6 tháng, mũi sẽ vào form hoàn chỉnh như mong muốn ban đầu.
Trường hợp bất bình thường: Nếu nâng mũi sau 1 tháng bị sưng kèm theo 5 dấu hiệu dưới đây thì bạn cần hết sức thận trọng:
- Mũi sưng đau kéo dài, có thể đi kèm nóng đỏ mũi và sốt nhẹ.
- Mũi sưng đỏ kèm chảy máu.
- Mũi sưng chảy nhiều dịch vàng có mùi hôi.
- Mũi sưng kèm theo hiện tượng đỏ đầu mũi, lộ sụn, bóng dầu hoặc thủng da mũi…
- Mũi sưng sau nâng 1 tháng, dáng mũi lệch, không cân đối.
Nếu sau 1 tháng vẫn bị sưng mũi kèm theo các triệu chứng trên thì rất có thể ca nâng mũi của bạn đang gặp vấn đề khá nghiêm trọng. Nếu không được xử lý kịp thời thì rất có thể tình trạng nhiễm trùng sẽ kéo dài, gây hoại tử và chắc chắn rằng dáng mũi của bạn sẽ không được như mong muốn.
2. 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng nâng mũi sau 1 tháng bị sưng
Tình trạng sưng đau sau nâng mũi kéo dài hơn 1 tháng có thể do một trong năm nguyên nhân sau:
- Do cơ địa không tương thích với sụn nâng:
Việc cơ địa của bạn có tương thích với sụn nâng không là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến tình trạng sưng, phù nề mũi sau khi nâng. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn chất liệu sụn nâng phù hợp. Hiện nay, có một số loại sụn nâng chất lượng cao, ít gây tình trạng dị ứng, đào thải hơn như sụn Surgiform, sụn sinh học Nanoform hoặc sụn tự thân,…
- Do tay nghề bác sĩ:
Kết quả nâng mũi chịu ảnh hưởng phần lớn bởi kinh nghiệm và kỹ thuật của bác sĩ thực hiện. Một bác sĩ giỏi, tay nghề cao, thực hiện phẫu thuật khéo léo, chính xác sẽ giúp bạn có được một dáng mũi hoàn hảo, ít sưng bầm, ít có nguy cơ gặp biến chứng nâng mũi hơn.
- Quy trình nâng mũi không an toàn:
Để hạn chế tình trạng sau nâng mũi bị sưng, bị bầm tím sau khi nâng mũi, nhiễm trùng, quy trình thực hiện nâng mũi cần tuyệt đối vô trùng, an toàn và đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện nâng mũi tại các địa chỉ uy tín có cơ sở vật chất đầy đủ, công nghệ hiện đại, tiên tiến để quá trình phẫu thuật diễn ra toàn, nhanh chóng và thuận lợi.
- Chăm sóc sai cách sau nâng mũi:
Quá trình chăm sóc hậu phẫu có thể tác động lớn đến kết quả thẩm mỹ. Việc không vệ sinh vết mổ đúng cách, ăn uống nghỉ ngơi kém khoa học, không sử dụng thuốc theo hướng dẫn… có thể kéo dài thời gian sưng bầm, tăng nguy cơ gặp các biến chứng như nhiễm trùng, hoại tử…
- Do va đập, tác động lực mạnh sau nâng mũi:
Sau nâng mũi 1 tháng, cấu trúc mũi chưa ổn định, chưa thực sự liên kết tốt, lúc này nếu xảy ra va chạm vùng mũi hoặc mũi bị tác động các lực thông qua việc nặn mụn, nằm sấp, chạy bộ, vận động thể dục, thể thao mạnh, dáng mũi dễ bị cong lệch, dẫn tới sưng kèm theo các biểu hiện như đỏ, chảy dịch từ bên trong.
>> Xem thêm:
- Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng – Cảnh báo dấu hiệu nhiễm trùng nguy hiểm
- Nâng mũi bị sưng 1 bên có phải là biến chứng sau phẫu thuật?
3. Xử lý tình trạng nâng mũi sau 1 tháng bị sưng
Khi gặp tình trạng nâng mũi 1 tháng vẫn sưng, bạn không nên tự ý xử lý ở nhà mà cần ngay lập tức liên hệ hoặc đến gặp trực tiếp bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Tùy thuộc vào mức độ sưng bầm và tổn thương kèm theo (nếu có), bác sĩ sẽ có những giải pháp khác nhau, cụ thể:
3.1. Trường hợp nhẹ
Đối với trường hợp nâng mũi 1 tháng vẫn sưng nhẹ, không có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu hoặc lệch, lộ sụn mũi thì bạn có thể:
- Chườm đá lạnh:
Phương pháp chườm lạnh có thể làm giảm mức độ sưng, giảm đau nhanh. Bạn chỉ cần sử dụng túi chườm lạnh hoặc cho vài viên đá vào tấm vải sạch, chườm trực tiếp lên vùng mũi. Thực hiện ngày 3 – 5 lần, mỗi lần khoảng 8 – 10 phút.
- Uống thuốc giảm sưng theo hướng dẫn:
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng sưng đau, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc chống sưng, giảm phù nề như thuốc chống viêm, thuốc tan bầm, kháng sinh…. Bạn nên uống đúng loại, đúng liều lượng và đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Massage nhẹ nhàng:
Massage nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu lượng máu lưu thông tại vùng mũi, từ đó cải thiện tình trạng sưng bầm, giảm đau và giúp mũi nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, để không tác động đến sụn mũi, bạn chỉ nên massage vùng xung quanh mũi, lực thao tác nhẹ nhàng.
- Uống nhiều nước:
Uống nhiều nước cũng là 1 phương pháp giúp cải thiện tình trạng nâng mũi sau 1 tháng bị sưng. Nước giúp thúc đẩy quá trình đào thải, hỗ trợ tăng cường trao đổi chất. Việc uống nhiều nước sau khi nâng mũi sẽ giúp vùng mũi bớt sưng viêm. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn uống nước lọc, nước ép trái cây nguyên chất, tránh sử dụng nước ngọt hoặc nước chứa chế phẩm tạo màu vì có thể khiến tình trạng sưng trầm trọng hơn.
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh:
Vận động mạnh có thể làm tăng nguy cơ gặp chấn thương, va chạm tại vùng mũi, khiến sụn mũi dễ bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, gây sưng, viêm, mất cân đối. Do đó, với những trường hợp sưng nhẹ sau khi nâng mũi, bạn nên nghỉ ngơi nhiều và hạn chế tập thể dục, lao động mất nhiều sức.
>>> Tham khảo thêm bài viết: 10 quy tắc giúp giảm sưng sau nâng mũi nhanh chóng, an toàn
3.2. Trường hợp nặng
Trường hợp nâng mũi sau 1 tháng bị sưng kèm theo các triệu chứng như đầu mũi nóng đỏ, sốt nhẹ, chảy dịch có mùi hôi,… có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng hoặc sụn không tương tích. Sau khi xác định được tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ có 2 hướng xử lý:
- Trường hợp nhiễm trùng: Với trường hợp vết thương có nhiễm trùng nhẹ, chảy máu, chảy mủ,… bạn cần đến gặp trực tiếp bác sĩ thẩm mỹ uy tín để được kiểm tra và xử lý kịp thời, đúng cách, tránh để dẫn tới biến chứng hoại tử. Bác sĩ có thể kê thuốc cho bạn uống, hướng dẫn một số lời khuyên để vệ sinh mũi.
- Trường hợp sụn không tương thích: Với trường hợp sụn nâng không tương thích, dáng mũi cong lệch không thể nắn chỉnh hoặc nhiễm trùng nặng có thể cần can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật để tháo sụn mũi và phục hồi vết thương.
4. Lưu ý giúp mũi sau nâng nhanh phục hồi, giảm sưng, đau
Việc gặp phải tình trạng nâng mũi sau 1 tháng bị sưng hoặc các biến chứng khác là điều không ai mong muốn. Để hạn chế tối đa tình trạng này, bác sĩ Ly Na lưu ý bạn 4 vấn đề sau:
- Chăm sóc sau nâng mũi đúng cách: Chăm sóc sau nâng mũi là yếu tố hàng đầu giúp mũi sau nâng hồi phục nhanh. Bạn cần vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn, tránh để vết mổ tiếp xúc với nước, bụi bẩn, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, tránh sử dụng các thực phẩm dễ gây viêm, dị ứng như hải sản, rau muống, đồ nếp, đồ uống có cồn…
- Hạn chế tác động mạnh lên mũi: Sau nâng mũi bạn cần tránh tập thể thao cường độ cao, lao động nặng, nằm nghiêng, cúi gập đầu, đeo kính, ngoáy mũi, nặn mụn… Những hành động này có thể tác động trực tiếp đến vùng mũi, gây lệch sụn mũi, kéo dài thời gian hồi phục…
- Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, tan bầm, chống dị ứng… có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, hạn chế sưng viêm, chảy dịch kéo dài. Do đó, sau nâng mũi, bạn nên tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
Trên đây là những giải đáp của bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na về tình trạng nâng mũi sau 1 tháng bị sưng. Nhìn chung, để đánh giá được mức độ nguy hiểm và hướng xử lý tình trạng vẫn bị sưng mũi sau 1 tháng, các bác sĩ cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Vì thế nên khi găp tình trạng bất thường sau nâng mũi, bạn có thể liên hệ ngay hotline 0912.660.000 để được bác sĩ Ly Na tại ALEGA tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.