Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng có thể là dấu hiệu nghi ngờ biến chứng thẩm mỹ. Đây là tình trạng nghiêm trọng, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến cấu trúc mũi, gây mất thẩm mỹ, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo ngay những chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ ALEGA dưới đây để biết cách nhận biết, xác định nguyên nhân và cách xử lý phù hợp nhất khi gặp tình trạng này.
1. Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng có nguy hiểm không?
Bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na nhận định rằng: Tình trạng sau nâng mũi 3 tháng vẫn sưng được đánh giá là nguy hiểm. Khi này, bạn nên cẩn thận bởi đây là dấu hiệu BẤT THƯỜNG cảnh báo biến chứng hoặc cho thấy quá trình chăm sóc hậu phẫu của bạn đang diễn ra chưa đúng. Khi thấy tình trạng sưng đau sau 3 tháng vẫn chưa thuyên giảm, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Chia sẻ thêm về nhận định mũi vẫn bị sưng đau sau 3 tháng có thể là bất thường, bác sĩ Ly Na cho biết: Phẫu thuật nâng mũi có xâm lấn nên thường gây sưng đau, căng tức ở vùng mũi sau nâng. Tuy nhiên, tình trạng sưng đau vùng mũi thường sẽ chỉ kéo dài từ 7 ngày, tối đa khoảng 1 tháng do tổn thương vùng mô và dây thần kinh xung quanh vết mổ trong quá trình phẫu thuật.
Thông thường sau 3 tháng, mũi sẽ hết sưng, lành lặn, gom dần vào form và lên dáng ổn định. Do đó, tình trạng nâng mũi sau 3 tháng bị sưng có thể là dấu hiệu bất thường, cảnh báo các biến chứng muộn, có thể ảnh hưởng đến dáng mũi và sức khỏe nếu không được xử lý kịp thời.
Tình trạng sưng đau bất thường ở mũi sau 3 tháng có thể kèm theo các triệu chứng khác như đau nhức, cảm giác căng tức, buốt ở vùng mũi, lệch vẹo dáng mũi…. Bạn nên chú ý quan sát để sớm nhận biết các bất thường và có hướng xử lý kịp thời.
2. Nguyên nhân nào khiến mũi vẫn sưng sau 3 tháng?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nâng mũi sau 3 tháng bị sưng đau bất thường. Dưới đây là 5 nguyên nhân mà bác sĩ Ly Na đánh giá là phổ biến nhất:
- Do tay nghề bác sĩ: Tay nghề bác sĩ là yếu tố chủ chốt quyết định đến hiệu quả của một ca phẫu thuật nâng mũi. Nếu bạn thực hiện phẫu thuật bởi một bác sĩ không có đủ trình độ chuyên môn, tay nghề yếu kém, không có kinh nghiệm hoặc không tuân thủ các quy trình an toàn khi phẫu thuật, điều này có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Thường gặp nhất phải kể đến chảy máu kéo dài, tổn thương các mô, tổ chức lân cận khiến vết thương sưng đau kéo dài, nhiễm trùng, biến dạng mũi….
- Do chất liệu sụn nâng không tương thích với cơ thể: Chất lượng sụn nâng mũi kém là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới các biến chứng sau nâng trong đó có tình trạng nâng mũi sau 3 tháng bị sưng đau kéo dài. Tình trạng này thường xảy ra khi sử dụng sụn nhân tạo chưa được kiểm định chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng, không đảm bảo….
- Do chăm sóc hậu phẫu sai cách: Quá trình chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi không đúng có thể khiến cho vết mổ bị viêm nhiễm, lâu lành, sưng đau kéo dài hoặc gây ra nhiều biến chứng khác. Nếu trong quá trình chăm sóc hậu phẫu, bạn dung nạp các thực phẩm có thể gây kích ứng, ngứa ngáy như da gà, thịt bò, mắm tôm, cà phê, rượu, bia,… thì tình trạng sưng đau có thể kéo dài hơn bình thường.
- Do tác động, va chạm mạnh vào mũi: Một số hoạt động như chơi thể thao, lao động nặng, leo cầu thang, nằm ngửa, cúi đầu, cười lớn, ha hét… có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp khiến sụn nâng bị dịch chuyển khỏi vị trí bạn đầu, gây sưng đau và biến dạng mũi sau nâng.
- Do cơ địa lâu hồi phục: Thời gian để chất liệu sụn nâng liên kết chặt chẽ với mô và để vết mổ hồi phục hồi phục ở mỗi người là khác nhau. Ở những người có cơ địa lâu hồi phục, thời gian sưng đau có thể kéo dài hơn so với những người khác.
>> Xem thêm:
- Nâng mũi bị sưng 1 bên có phải là biến chứng sau phẫu thuật?
- Nâng mũi sau 1 tháng bị sưng có sao không? Xử lý như thế nào?
3. Nên làm gì khi sau 3 tháng mũi vẫn sưng?
Khi gặp tình trạng mũi sưng tấy sau khi đã nâng 3 tháng, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Tuyệt đối không tự xử lý tại nhà khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh việc làm trầm trọng thêm tình trạng sưng đau. Các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng mũi để xác định nguyên nhân gây sưng và đưa ra các phương pháp xử lý phù hợp. Cụ thể:
- Với những trường hợp nhẹ, bạn có thể được kê đơn thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau. Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên chú ý theo dõi tình trạng sưng đau và báo ngay cho bác sĩ nếu tình trạng có sự thay đổi.
- Những trường hợp nặng hơn có thể cần phẫu thuật tháo sụn, nâng mũi lại để khắc phục những biến chứng như cong lệch sụn, lộ sụn, nhiễm trùng, dị ứng sụn… Sau khi phẫu thuật xong, bạn cần chú ý chăm sóc cẩn thận, tái khám định kỳ,… để tránh gặp lại tình trạng sưng đau.
Hy vọng qua những chia sẻ từ bác sĩ Ly Na bên trên, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý khi nâng mũi sau 3 tháng bị sưng. Nếu gặp phải tình trạng sau 3 tháng vẫn sưng, đau, bạn có thể liên hệ với bác sĩ Ly Na thông qua hotline 0912.660.000, bác sĩ Ly Na sẽ giúp bạn đánh giá tình trạng và đưa ra những cách xử lý hiệu quả.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.