2 Trường hợp nâng mũi bị sưng 1 bên: Nhận biết dấu hiệu và hướng xử lý

Nâng mũi bị sưng 1 bên

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ ALEGA và được tham vấn y khoa bởi bác sĩ Lê Quang Hùng – Giám đốc Điều hành Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ ALEGA.

Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ có xâm lấn nên tình trạng sưng đau sau phẫu thuật là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ ALEGA: Nếu nâng mũi bị sưng 1 bên kèm theo các dấu hiệu bất thường như chảy mủ, dịch hay bóng đỏ đầu mũi,… có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc biến chứng lộ sụn. Cùng bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, cách phân biệt và hướng xử lý tình trạng sau nâng mũi bị sưng một bên trong bài viết dưới đây.

1. Đánh giá mức độ nguy hiểm khi nâng mũi bị sưng một bên

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na: Mũi bị sưng đau 1 bên là một trong những triệu chứng sau khi nâng mũi do tổn thương mô và rò rỉ dịch, máu từ mao mạch. Trên thực tế, đây không phải vấn đề quá nghiêm trọngcũng thường xảy ra sau khi nâng mũi. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà cần theo dõi nếu tình trạng sưng kéo dài và kèm theo các triệu chứng bất thường khác.

Thông thường sẽ có 2 trường hợp mũi bị sưng 1 bên sau phẫu thuật:

  • Do cơ địa: Tình trạng này được đánh giá là bình thường và có thể tự hết nếu như được chăm sóc đúng cách
  • Do biến chứng: Tình trạng này được đánh giá là bất thường và cần xử lý ngay để tránh biến chứng trở nặng, gây ảnh hưởng đến dáng mũi và sức khỏe

Để xét xem tình trạng sưng 1 bên sau nâng mũi của bạn thuộc trường hợp nào, có nguy hiểm hay không, bác sĩ cần dựa vào mức độ sưng đaucác dấu hiệu kèm theo. Chính vì thế nên khi gặp tình trạng sưng mũi 1 bên sau phẫu thuật, nguyên tắc quan trọng nhất đó là: liên hệ ngay với bác sĩmô tả rõ tình trạng của bản thân. Tùy thuộc và tình trạng sưng và nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử lý khác nhau. Bạn không nên tự ý xử lý tại nhà khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ.

Mũi bị sưng 1 bên sau phẫu thuật
Bác sĩ chẩn đoán mức độ sưng để đưa ra hướng xử lý phù hợp – Nguồn Internet

Cùng bác sĩ Ly Na tìm hiểu chi tiết về 2 trường hợp sưng 1 bên mũi sau phẫu thuật trong phần tiếp theo:

2. Trường hợp 1: Nâng mũi bị sưng 1 bên do cơ địa

2.1. Mô tả và đánh giá tình trạng

Nếu sau nâng mũi, bạn bị sưng 1 bên với các đặc điểm như:

  • Hơi sưng nhẹ
  • Không kèm theo những dấu hiệu nào bất thường khác

Tình trạng sưng này có thể là do cơ địa của bản thân và bạn không cần quá lo lắng. Khi này, bạn có thể chườm đá hoặc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ để làm giảm sưng và tăng tốc độ phục hồi. Nếu được chăm sóc đúng cách, tình trạng sưng này có thể sẽ giảm dần sau 1 tuần rồi tự biến mất theo thời gian.

Mũi bị sưng sau phẫu thuật nâng mũi
Sưng 1 bên mũi là dấu hiệu thường gặp sau phẫu thuật – Nguồn internet

2.2. Giải thích nguyên nhân

Phẫu thuật nâng mũi có tác động lên các mô ở mũi nên tình trạng sưng bầm sau phẫu thuật là bình thường. Tùy thuộc cơ địa của từng người mà mức độ sưng có thể khác nhau: Một số người sưng đều 2 bên, một số sưng lệch một bên. Tuy nhiên, dù cơ địa khác nhau thì hầu hết triệu chứng sưng sau nâng mũi sẽ giảm dần và hết hẳn sau khoảng 04 tuần.

2.3. Hướng xử lý

Nếu sưng mũi 1 bên sau phẫu thuật do cơ địa, bác sĩ sẽ đưa ra 1 số lời khuyên giúp làm giảm tình trạng sưng, có thể kể đến như:

  • Chườm lạnh: Sử dụng khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh chuyên dụng cho vùng mặt để chườm xung quanh vùng mũi. Lưu ý không chườm trực tiếp lên mũi, không để nước dính vào vết thương. Mỗi ngày có thể chườm lạnh giảm sưng từ 2 – 4 lần, mỗi lần không quá 15 phút. Việc chườm lạnh được thực hiện trong khoảng 7 – 10 ngày đầu cho đến khi 1 bên mũi bớt sưng.
  • Kiêng các thực phẩm dễ gây sưng: Sau nâng mũi bạn cần kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng như rau muống, hải sản, da gà,… Ngoài ra, bạn cũng cần kiêng những loại đồ ăn, thức uống có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, thuốc lào… vì những thực phẩm này có thể làm kéo dài thời gian sưng viêm, ảnh hưởng tới quá trình làm lành vết thương.
  • Dùng thuốc giảm sưng theo hướng dẫn: Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn sau phẫu thuật như kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc long huyết giảm sưng… Để tránh tình trạng nâng mũi bị sưng 1 bên kéo dài, bạn nên uống thuốc đủ liệu trình theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế va chạm mũi: Sau phẫu thuật nâng mũi bạn nên hạn chế tối đa việc sờ nắn trực tiếp vào mũi, không ngoáy mũi, không nặn mụn. Ngoài ra, những hoạt động mạnh có khả năng va chạm cao như chơi thể thao, lao động nặng, chạy bộ… cũng nên hạn chế, đặc biệt là thời gian đầu sau phẫu thuật.
Hạn chế sờ nắn và chạm mũi sau phẫu thuật
Hạn chế sờ nắn, va chạm mũi sau phẫu thuật – Nguồn internet

Xem thêm:

3. Trường hợp 2: Nâng mũi bị sưng 1 bên do biến chứng

3.1. Mô tả và đánh giá tình trạng

Tình trạng sưng đau 1 bên sau nâng mũi do biến chứng thường đi kèm theo các triệu chứng bất thường như:

  • Sưng đỏ
  • Lệch hẳn sang 1 bên
  • Có dấu hiệu lộ sụn
  • Chảy máu
  • Bầm tím lan rộng
  • Không thuyên giảm sau 1 tuần chăm sóc

Khi này, bạn nên cẩn thận. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như dáng mũi về sau này.

Lưu ý: Một số trường hợp thậm chí có thể xuất hiện biến chứng sưng mũi 1 bên bất thường sau 1 năm hoặc sau nhiều năm nâng mũi do lệch sụn hoặc đào thải, dị ứng sụn nhân tạo. Với những trường hợp nguy hiểm này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xác định nguyên nhân.

3.2. Giải thích nguyên nhân

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng mũi bị sưng 1 bên sau phẫu thuật:

  • Do trình độ, kỹ thuật của bác sĩ: Nguyên nhân gây sưng chủ yếu do tổn thương mô dẫn tới thoát dịch ở mao mạch và tích tụ tại vị trí tổn thương. Do đó, mức độ tổn thương xâm lấn càng lớn, sưng bầm càng nhiều. Sau nâng mũi bị sưng 1 bên có thể do thao tác kỹ thuật của bác sĩ đã xâm lấn quá nhiều dẫn tới tổn thương lan rộng ở mũi gây sưng kéo dài.
  • Do mũi không hợp sụn: Nếu sử dụng sụn nâng mũi có chất lượng kém hoặc sụn nhân tạo không tương thích với cơ thế có thể dẫn tới dị ứng và đào thải. Tình trạng nặng, phản ứng đào thải sụn nghiêm trọng có thể dẫn tới nhiễm trùng hoặc hoại tử.
  • Do chế độ chăm sóc: Ăn uống không đủ chất, ăn thực phẩm gây dị ứng, sử dụng đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích, cồn… có thể ảnh hưởng tới quá trình làm lành tổn thương, dẫn tới sưng kéo dài. Ngoài ra, các va chạm vào vùng mũi, lao động, tập luyện thể thao gắng sức hoặc các tác động vào 1 bên mũi do nằm nghiêng, nặn mụn, sờ nắn,… ngay sau khi mới phẫu thuật xong cũng có thể dẫn tới tình tình trạng mũi bị sưng 1 bên. 
Sưng mũi kéo dài sau phẫu thuật do tay nghề bác sĩ kém
Tay nghề bác sĩ non kém có thể khiến sưng mũi kéo dài – Nguồn internet

3.3. Hướng xử lý

Nếu nâng mũi bị sưng 1 bên do biến chứng, lời khuyên của bác sĩ Ly Na đó là:

  • Ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân và xử lý đúng quy trình, không tự điều trị tại nhà.
  • Tùy mức độ nghiêm trọng, các phương pháp xử lý có thể áp dụng là dùng thuốc kháng sinh, chống viêm kéo dài, tháo sụn nếu có nhiễm trùng hoặc biến chứng nặng.
  • Trong thời gian xử lý biến chứng sưng 1 bên mũi sau nâng, bạn vẫn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, cần tránh các món ăn gây kích ứng, sẹp lồi như rau muống, thịt bò, mắm tôm, rượu, bia, cafe,…

4. Lưu ý chăm sóc mũi sau khi hết sưng

Sau khi tình trạng 1 bên mũi bị sưng đã giảm nhẹ và hết hẳn, bạn vẫn cần lưu ý về cách chăm sóc vùng mũi. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa những biến chứng ngoài ý muốn cũng như để mũi vào phom đẹp hơn. Cách chăm sóc cụ thể như sau:

  • Hạn chế tối đa các va chạm, tác động lực mạnh lên vùng mũi. Ngay cả khi mũi đã ổn định sau 1 – 3 tháng thì bạn vẫn cần hạn chế chơi các môn thể thao nặng
  • Giữ vệ sinh vùng da mũi và xung quanh mũi để giảm nguy cơ nhiễm trùng, sưng viêm trở lại do vi khuẩn xâm nhập.
  • Không tự ý tháo nẹp, băng sau phẫu thuật.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng chất, hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn, có ga, đồ ăn cay nóng hay có nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, bạn tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin từ rau, củ, trái cây tươi,… Sữa chua, sữa đậu nành, sữa tươi,… hay các đồ ăn mềm, dễ nhai và nuốt như nấm, bún,… với nhiều dưỡng chất cũng là những lựa chọn tốt.
  • Không nên đi xông hơi sau khi nâng mũi, đặc biệt với ca nâng mũi sụn tai.

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na về vấn đề nâng mũi bị sưng 1 bên. Mũi bị sưng 1 bên sau nâng thường là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nguy hiểm nếu đi kèm triệu chứng bất thường như chảy mủ, máu, dịch kèm theo dấu hiệu bóng đỏ đầu mũi hoặc lộ sụn. Bạn cần theo dõi kỹ các thay đổi bất thường của cơ thể sau nâng mũi. Nếu gặp tình trạng sưng 1 bên mũi bất thường, bạn có thể liên hệ ngay hotline 0912.660.000 để được bác sĩ Ly Na tại ALEGA hỗ trợ kịp thời.

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

post Đánh giá bài viết
Bs. Nguyễn Thị Ly Na

Bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na sinh ngày 07/02/1985 hiện chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật tại Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ ALEGA. Bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na là bác sĩ chuyên khoa 1 thẩm mỹ (CK1) và đã có tới hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm đẹp. Với sự tân tâm cùng những kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình làm nghề, bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na luôn tự tin đồng hành cùng bạn trên hành trình "thăng hạng nhan sắc".

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký tư vấn & nhận ưu đãi

Hãy là một người phụ nữ luôn sẵn sàng sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo nhất!



    Thời gian làm việc

    Hành Chánh : Thứ Hai – Thứ Bảy (CN Nghỉ)08:00 – 17:00
    Chuyên Môn : Thứ Hai – Thứ Sáu17:00 – 21:00
    Thứ Bảy – Chủ Nhật08:00 – 21:00

    [chặn id=”xã hội”]

    CÔNG TY TNHH ALEGA

    97A, Đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, HCM

    0912.660.000

    alega.vn2019@gmail.com

    MST: 0316078323

    Chỉ đường

    Sơ đồ trang web

    Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số: 08050/HCM-GPHĐ do Sở Y Tế TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 19/10/2022

    Cổng thông tin Sở Y Tế HCM