Bún là loại thực phẩm khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày và được chế biến thành đa dạng món ăn ngon như bún chả, bún riêu, bún đậu mắm tôm… Cũng chính vì vậy, câu hỏi sau nâng mũi có được ăn bún không được khá nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám ALEGA sẽ giải đáp thắc mắc này và hướng dẫn bạn các lưu ý trong chế độ ăn sau nâng mũi.
1. Giải đáp: Sau nâng mũi có được ăn bún không?
Với câu hỏi sau nâng mũi ăn bún được không, bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na tại ALEGA khẳng định là HOÀN TOÀN CÓ THỂ bởi bún mềm, dễ nhai nuốt, không gây ảnh hưởng đến dáng mũi và bún cũng là một thực phẩm lành tính, không gây hại cho sức khỏe, vết mổ hay gây hình thành sẹo lồi, sẹo thâm.
Giải thích cụ thể hơn cho nhận định sau nâng mũi có thể ăn được bún của mình, bác sĩ Ly Na có đưa ra 3 lý do:
- Bún là một loại thực phẩm được làm từ gạo, hoàn toàn lành tính và không ảnh hưởng đến dáng mũi cũng như không gây hại cho sức khỏe.
- Bún thường được nấu với các loại rau củ, thịt, xương… chứa nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho sự hồi phục sức khỏe và làm lành vết thương
- Những người mới nâng mũi nên hạn chế vận động cơ hàm mà trong khi đó, bún lại là thực phẩm mềm, rất dễ nhai nuốt nên không khiến cơ hàm hoạt động nhiều, từ đó không gây ảnh hưởng đến dáng mũi và vết thương.
Tóm lại, với thắc mắc sau nâng mũi có được ăn bún không thì câu trả lời từ bác sĩ Ly Na là hoàn toàn CÓ THỂ. Bản thân riêng mình bún không ảnh hưởng đến vết mổ, không gây thâm, sẹo, mưng mủ mà chính những món ăn cùng bún hay các loại gia vị dùng để chấm bún mới có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến mũi.
2. 3 Lưu ý quan trọng khi ăn bún sau nâng mũi
Câu trả lời cho thắc mắc sau nâng mũi ăn bún được không là có thể. Mặc dù bún là thực phẩm lành tính, không gây ảnh hưởng đến vết mổ và có thể ăn sau nâng mũi, tuy nhiên, bác sĩ Ly Na cho biết: Bạn cũng cần lưu ý 1 số điều trong cách ăn và cách chế biến để không gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục vết thương ở mũi và hạn chế tình trạng sẹo thâm, sẹo lồi khi hồi phục. Cụ thể:
- Không chấm bún bằng các loại nước chấm quá mặn hoặc quá cay: Nếu ăn bún không thì bạn cũng cần chú ý không nên chấm bún với các loại nước chấm quá mặn, quá cay,… để không làm ảnh hưởng đến mũi và khả năng hồi phục vết thương.
- Những món từ bún nên ăn: Bên cạnh bún không, bạn có thể ăn các món như bún chả, bún thịt nướng, bún chay,… vì những món bún này không chứa thành phần nào gây sẹo, thâm hay kích ứng. Tuy nhiên, khi ăn các món này, bạn không nên nêm nếm quá mặn (nhiều muối, nước mắm,..) hoặc quá cay (nhiều tỏi, ớt,…) và không nên ăn quá nhiều dầu mỡ.
- Những món từ bún không nên ăn: Sau nâng mũi, bạn nên hạn chế ăn các loại món ăn từ bún như bún đậu mắm tôm, bún hải sản, bún mắm nêm, bún riêu, bún bò, bún thang,… vì những món bún này có chứa các thành phần gây kích thích khoang mũi, tăng tiết dịch, gây kích ứng, gây sẹo lồi,… Cụ thể:
- Bún đậu mắm tôm: Món ăn này có đồ chấm là mắm tôm – một loại đồ chấm nên hạn chế sau nâng mũi bởi nó có chứa nhiều muối (giảm khả năng thải độc của thận, làm vết thương lâu lành hơn), axit amin Tyrosine (chất này sẽ tăng tạo Melanin, có thể khiến vùng da mũi bị thâm, xỉn màu),… (Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết tại bài viết Nâng mũi ăn mắm tôm được không? Bác sĩ tại ALEGA giải đáp).
- Bún bò: Món ăn này có chứa thịt bò, có thể dẫn đến việc hình thành sẹo thâm, đặc biệt là với những người có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng.
- Bún mắm nêm: Món ăn này có chứa mắm nêm, có thể gây dị ứng, kích thích mũi và ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của vết mổ.
- Bún hải sản: Thành phần của món này thường là mực, ghẹ, tôm,… đều là những thực phẩm nên hạn chế ăn sau phẫu thuật nói chung và nâng mũi nói riêng
3. Chế độ chăm sóc đúng cách cho người vừa nâng mũi
Bên cạnh việc quan tâm sau nâng mũi có được ăn bún không, bạn cũng nên tham khảo những lưu ý dưới đây từ bác sĩ Ly Na để xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, giúp mũi nhanh chóng hồi phục:
Về chế độ ăn uống:
- Nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi vì chúng chứa nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất, rất có lợi cho sự hồi phục vết thương và sức khỏe của bạn.
- Uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu của cơ thể để tăng khả năng thải độc, giảm sưng viêm
- Nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa gia vị có tính kích thích như tỏi, ớt, tiêu…
- Tránh ăn các loại món ăn cứng, khó nhai nuốt, khó tiêu hóa
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối, các loại đồ uống có gas, rượu bia và đồ uống có cồn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Bác sĩ ALEGA tư vấn: Nâng mũi ăn mắm nêm được không?
- Nâng mũi ăn thịt bò được không? Sau bao lâu được ăn bình thường
Về chế độ sinh hoạt:
- Nên nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức, đặc biệt là thời gian đầu sau phẫu thuật
- Hạn chế căng thẳng, thức khuya
- Tránh sờ nắn, va chạm vào mũi, tránh nằm sấp
- Hạn chế các hoạt động mạnh như lao động nặng, chạy bộ, leo cầu thang, chơi thể thao, đặc biệt trong 3 – 4 tuần đầu.
- Chú ý vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh để vết thương tiếp xúc với nước, bụi bẩn
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường ở vết thương.
Trên đây là câu trả lời của bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na về thắc mắc sau nâng mũi có được ăn bún không. Nếu cần thêm tư vấn về việc ăn bún sau nâng mũi hoặc còn thắc mắc khác liên quan đến việc chăm sóc sau nâng mũi, bạn có thể liên hệ ngay hotline 0912.660.000, các bác sĩ tại Phòng khám ALEGA sẽ tận tình hỗ trợ bạn.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.