“Chào bác sĩ, em mới phẫu thuật nâng mũi cách đây 5 ngày và rất thèm ăn tôm. Bác sĩ cho em hỏi sau nâng mũi ăn tôm được không? Liệu có bị dị ứng hay sẹo lồi không? Cảm ơn bác sĩ.” – Câu hỏi từ độc giả Mai Hồng, Hà Nội.
Chắc hẳn câu hỏi trên của độc giả Mai Hồng cũng là câu hỏi chung của không ít người vừa mới nâng mũi xong. Hãy cùng đi tìm “sự thật” cho thắc mắc kinh điển này cùng bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám ALEGA thông qua bài viết dưới đây!
1. Giải đáp: Nâng mũi ăn tôm được không?
Với câu hỏi sau nâng mũi có được ăn tôm không, bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na cho biết: người mới nâng mũi xong nên KIÊNG ăn tôm, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi vết thương đang hồi phục bởi ăn tôm dễ bị dị ứng, dễ khiến vết thương lâu lành hơn,…
Giải thích cụ thể hơn cho nhận định sau nâng mũi nên kiêng ăn tôm ở trên, bác sĩ Ly Na có đưa ra 4 lý do:
- Ăn tôm dễ bị dị ứng
- Theo thông tin từ healthline.com và fda.gov, trong 100g tôm có chứa tới 18g protein, trong đó có rất nhiều protein lạ. Khi ăn một lượng nhất định tôm có thể khiến cơ thể phản ứng với những loại protein lạ này, giải phóng ra Histamin tự do dẫn tới tình trạng dị ứng.
- Những người có cơ địa ngày cảm có thể gây triệu chứng toàn thân như mẩn ngứa, đau rát lưỡi, khó thở, phù nề, mề đay…
- Người mới phẫu thuật nâng mũi ăn tôm có thể khiến vết thương bị sưng đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.
- Ăn tôm khiến vết thương lâu lành hơn
- Các protein lạ trong tôm còn có thể gây phản ứng miễn dịch, tạo ra các kháng thể chống lại việc làm lành vết thương.
- Hậu quả là vết mổ bị sưng đỏ, nổi mẩn, chậm liền miệng và có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Ăn tôm dễ gây tiêu chảy
- Tôm có tính hàn, bởi vậy ăn nhiều có thể gây lạnh bụng, đau bụng.
- Một số trường hợp bụng bị lạnh kích thích đại tràng tăng co bóp dẫ tới tiêu chảy, mất nước nghiêm trọng.
- Tiêu chảy sẽ khiến cơ thể mất sức, mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sau nâng mũi
- Ăn tôm làm giảm cảm giác ngon miệng
- Vị tanh của các loại hải sản như tôm, cua có thể khiến nhiều người mất cảm giác thèm ăn, gây chán ăn, ăn không ngo miệng.
- Điều này có thể ảnh hưởng đến việc bổ sung dinh dưỡng sau phẫu thuật, khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi và vết mổ chậm hồi phục hơn.
Kết luận: Câu trả lời từ bác sĩ Ly Na cho thắc mắc sau nâng mũi có được ăn tôm không của độc giả Mai Hồng đó là KHÔNG NÊN bởi ăn tôm có thể tăng nguy cơ dị ứng và làm chậm quá trình hồi phục của mũi.
2. Sau nâng mũi bao lâu được ăn tôm?
Câu trả lơi cho câu hỏi sau nâng mũi ăn tôm được không đó là KHÔNG NÊN. Vậy cần kiêng trong bao lâu sau phẫu thuật nâng mũi? Bác sĩ Ly Na cho biết việc sau nâng mũi bao lâu được ăn tôm sẽ phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, cụ thể:
- Người bình thường mới nâng mũi nên kiêng ăn tôm trong 3 – 4 tuần đầu cho đến khi vết thương lành hẳn, không còn dấu hiệu sưng hay bầm tím.
- Người có cơ địa dễ dị ứng nên kiêng ăn tôm ít nhất 1 tháng. Sau 1 tháng nếu vết thương vẫn chưa hồi phục hoàn toàn vẫn nên hạn chế ăn tôm và các loại hải sản khác.
Bên cạnh đó, bác sĩ Ly Na cũng cho biết thêm: Sau thời gian kiêng cữ, bạn có thể ăn tôm trở lại nhưng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên để tránh gây ra những biến chứng xấu ảnh hưởng đến dáng mũi. Nếu sau khi ăn tôm gặp cảm giác kích ứng, ngứa ngáy ở cùng mũi thì bạn nên dừng ăn và liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, giải quyết sớm vấn đề này.
>>> Xem thêm một số lời khuyên vể chế độ dinh dưỡng sau nâng mũi từ bác sĩ Ly Na:
- Sau nâng mũi uống nước dừa được không? Lời giải đáp từ bác sĩ ALEGA
- Nâng mũi ăn thịt gà được không, phải kiêng bao lâu?
- Nâng mũi có được ăn nấm không? Có ảnh hưởng đến vết mổ không?
- Nâng mũi ăn mắm tôm được không? Đây có phải món ăn đại kỵ?
3. 6 Lưu ý khác về chế độ ăn uống sau nâng mũi từ bác sĩ Ly Na
Chế độ ăn uống sau nâng mũi rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục và khả năng vào form, lên dáng mũi. Dưới đây là những lưu ý trong quá trình ăn uống cho người sau nâng mũi từ bác sĩ Ly Na:
Nên kiêng:
- Ngoài hải sản như tôm, bạn nên kiêng cả rau muống, đồ nếp, da gà, thịt bò… vì chúng có thể gây dị ứng, sẹo lồi
- Nên kiêng rượu bia, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, thuốc lào… vì dễ gây sưng tấy, tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
- Nên kiêng đồ ngọt, đồ ăn sẵn, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ… vì ảnh hưởng đến sức khỏe và làm chậm lành vết mổ.
Nên bổ sung:
- Nên uống đủ nước, có thể sử dụng nước khoáng, nước hoa quả tươi, nước ép rau củ…
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ rau xanh và các loại trái cây giàu vitamin như cải bina, súp lơ, cam, bưởi, táo, việt quất, khoai lang,…
- Bổ sung thêm sữa chua, sữa tươi, sữa đậu nành,…
Trả lời cho thắc mắc sau nâng mũi ăn tôm được không, bác sĩ Ly Na nhận định là KHÔNG NÊN. Mặc dù tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ăn tôm sau nâng mũi có thể gây dị ứng, sưng viêm, làm chậm lành vết thương và gây sẹo. Do đó, bạn nên kiêng ăn tôm trong khoảng 1 tháng đầu sau phẫu thuật. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến chế độ dinh dưỡng sau nâng mũi, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline 0912.660.000 để được các bác sĩ tại ALEGA giải đáp kịp thời.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.