Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ ALEGA và được tham vấn bởi bác sĩ Lê Quang Hùng – Giám đốc Điều hành Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ ALEGA
Thịt gà chứa nhiều protein, giúp tăng sinh collagen và làm vết thương nhanh lành hơn. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, ăn thịt gà sau phẫu thuật nâng mũi có thể khiến vết thương bị mưng mủ. Vậy sự thực thì sau nâng mũi ăn thịt gà được không, có ảnh hưởng đến dáng mũi không? Bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ ALEGA sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây!
1. Giải đáp: Sau nâng mũi ăn thịt gà được không?
Trả lời cho câu hỏi sau nâng mũi có ăn được thịt gà không, bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na tại ALEGA cho biết: Bạn chỉ cần KIÊNG thịt gà, da gà, nhất là khi bạn là người có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng bởi ăn thịt gà có thể gay cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có thể tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi. Còn nếu bạn là tạng người có cơ địa bình thường thì có thể ăn 1-2 lần mỗi tuần và khi ăn thì nên bỏ phần da.
Chi tiết giải đáp của bác sĩ Ly Na, bạn đọc có thể theo dõi phần dưới đây:
1.1. Người có cơ địa nhạy cảm nên kiêng thịt gà sau nâng mũi
Lý giải cho nhận định người sau nâng mũi không nên ăn thịt gà của mình, bác sĩ Ly Na đưa ra 2 lý do chính:
- Ăn thịt gà gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu: Thịt gà có lượng protein rất cao, trang web fsis.usda.gov ước tính, trong 100g thịt gà chứa khoảng từ 21 – 25g calo (1), có thể làm tăng sinh collagen quá mức (2):
- Sự tăng sinh collagen khiến nhiều người có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là ở giai đoạn vết thương đang lên da non. Nếu gãi, miệng vết thương sẽ bị tổn thương và khiến quá trình phục hồi lâu hơn.
- Sự tăng sinh collagen còn có thể dẫn tới sẹo lồi, sẹo phì đại, đặc biệt là với những người có cơ địa dễ hình thành sẹo.
- Ăn thịt gà làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi: Phần da gà có chứa rất nhiều cholesterol xấu. Nếu bổ sung thường xuyên trong giai đoạn phục hồi vết thương sau nâng mũi có thể gây phá vỡ cấu trúc ban đầu của vùng da mũi, từ đó gây ngứa ngáy khó chịu và tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi hơn (3).

*Tài liệu tham khảo:
- (1) Hàm lượng protein trong thịt gà: fsis.usda.gov (truy cập lần cuối ngày 20/04/2023)
- (2) Hấp thu nhiều protein có thể làm tăng sinh collagen: hsph.harvard.edu (truy cập lần cuối ngày 20/04/2023)
- (3) Da gà chứa nhiều cholesterol: healthline.com (truy cập lần cuối ngày 20/04/2023)
1.2. Người có cơ địa bình thường có thể ăn lượng ít thịt gà sau nâng mũi
Lý giải cho nhận định người có cơ địa bình thường có thể ăn 1 lượng ít thịt gà và không quá thường xuyên thì sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến vết thương, bác sĩ Ly Na cho biết: Đa số các phương pháp nâng mũi hiện đại ngày nay đều thực hiện bên trong khoang mũi, khi thực hiện bác sĩ chỉ rạch một đường rất nhỏ dưới chóp mũi sau đó khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ. Với kỹ thuật này, sau khi vết thương hồi phục, bạn sẽ không thể nhìn thấy vết mổ và hầu như không để lại sẹo. Do đó, việc ăn một nhỏ lượng thịt gà trong quá trình hồi phục vết thương sẽ không gây ra quá nhiều nhiều ảnh hưởng, không để lại sẹo lộ ngoài da.
Kết luận: Với câu hỏi sau nâng mũi có được ăn thịt gà không, bác sĩ Ly Na cho biết:
- Nên kiêng thịt gà nếu là người có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng.
- Có thể ăn thịt gà từ 1-2 lần mỗi tuần nếu là người có cơ địa bình thường.
2. Ăn thịt gà sau nâng mũi cần lưu ý gì?
Câu trả lời cho thắc mắc sau nâng mũi ăn thịt gà được không còn phụ thuộc vào cơ địa của người nâng mũi. Nếu bạn không chắc chắn mình có thuộc tuýp người có cơ địa nhạy cảm không thì bạn nên kiêng thịt gà hoàn toàn ít nhất 2 tháng sau phẫu thuật hoặc tốt nhất hãy đợi sau khi vết thương phục hồi hoàn toàn thì mới ăn thịt gà.
Còn trong trường hợp muốn ăn thịt gà sau nâng mũi mà vẫn đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý:
- Tần suất: Người có cơ địa bình thường cũng chỉ nên ăn một lượng thịt gà vừa phải với tần suất không quá 3 lần/ tuần.
- Bộ phận không nên ăn: Khi ăn thịt gà, bạn nên LOẠI BỎ các phần như: da gà, chân gà, phao câu, nội tạng gà để tránh gây dị ứng và ảnh hưởng đến vết thương.
- Cách chế biến thịt gà: Khi chế biến thịt gà, nên lựa chọn các kiểu chế biến thanh đạm như hầm, luộc, rang nhạt. Lưu ý là hãy chế biến thật ít dầu mỡ, không nêm nếm quá nhiều gia vị đặc biệt là các loại gia vị cay, nóng.

Tham khảo thêm 3 lời khuyên về chế độ ăn uống sau nâng mũi từ bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na tại 2 bài viết sau:
- Nâng mũi ăn cua đồng được không? Sự thật không phải ai cũng biết
- Nâng mũi ăn thịt bò được không? Lời khuyên từ bác sĩ giàu kinh nghiệm
- Nâng mũi có được ăn nấm không? Bác sĩ tại ALEGA giải đáp
3. Những lưu ý khác về chế độ ăn uống sau nâng mũi
Ngoài việc hạn chế ăn thịt gà và các món ăn từ thịt gà, để không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương sau nâng mũi, bạn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Cụ thể hơn, bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na có đưa ra lời khuyên:
Những thực phẩm nên kiêng sau nâng mũi:
- Thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, thịt bò, mắm tôm, mắm nêm,…
- Thực phẩm dễ gây sẹo lồi như rau muống, thịt chó, đồ nếp…
- Thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, nước chè, cà phê, nước tăng lực…
- Thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate xấu cao như nước ngọt, bánh kẹo…

Những thực phẩm nên ăn sau nâng mũi:
- Các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa…
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như các loại rau xanh đậm (rau cải, rau ngót…), quả tươi (đu đủ, thanh long, ổi, cam, quýt, việt quất…)
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, có thể tăng cường nước ép trái cây không đường.
Việc kiêng khem một số thực phẩm không có lợi sau phẫu thuật nâng mũi là điều cần thiết, đặc biệt là với những người có cơ địa nhạy cảm. Hy vọng bài viết trên từ bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na đã giải đáp thắc mắc sau nâng mũi ăn thịt gà được không. Nếu còn thắc mắc nào liên quan, bạn có thể liên hệ hotline 0912.660.000 hoặc để lại bình luận dưới bài viết, các bác sĩ tại ALEGA sẽ giải đáp sớm nhất.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.