Bác sĩ tư vấn: Cẩn trọng trước tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi

Nâng mũi bị đỏ đầu mũi

Nâng mũi bị đỏ đầu mũi thường là một hiện tượng phổ biến do quá trình điều tiết của cơ thể và có thể biến mất sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, chuyên gia cũng cảnh báo bạn nên cẩn trọng trước tình trạng này vì đây có thể là dấu hiệu của các biến chứng nâng mũi. Vậy làm thế nào để nhận biết trường hợp đầu mũi đỏ sau nâng là bất thường? Nguyên nhân của tình trạng này và cách khắc phục ra sao? Bác sĩ thẩm mỹ tại ALEGA sẽ bật mí trong bài viết dưới đây.

1. Nhận biết tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi nguy hiểm

Nâng mũi là một phẫu thuật đơn giản, tác động đến vùng mô mềm và sụn mũi, giúp nâng cao sống mũi và cải thiện các khuyết điểm khác tại mũi. Phẫu thuật nâng mũi có sự can thiệp của dao kéo, do đó việc xảy ra những triệu chứng sau khi nâng mũi như sưng bầm, đỏ đầu mũi là hoàn toàn bình thường.

Hình ảnh thực tế đỏ đầu mũi sau nâng
Hình ảnh khách hàng nâng mũi 2 tháng bị đỏ đầu mũi – Nguồn: Internet

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình trạng sau khi nâng mũi đầu mũi bị đỏ có thể là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhưng cũng có thể dấu hiệu biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

1.1. Các trường hợp bình thường

Hiện tượng nâng mũi bị đỏ đầu mũi được coi là phản ứng tự nhiên, bình thường của cơ thể khi:

  • Da đầu mũi có biểu hiện căng cứng, sưng nhẹ sau khi vừa nâng mũi, có thể đi kèm đau nhức nhẹ và không xuất hiện mẩn đỏ. Đây là phản ứng của cơ thể khi chưa kịp thích ứng với chất liệu độn, nguyên nhân chủ yếu là do da đầu mũi chưa kịp co giãn.
  • Đầu mũi đỏ kèm các vết bầm xung quanh mũi, không có biểu hiện lan rộng, sưng nóng, không gây sốt. Nguyên nhân là do các tổn thương mô mềm dưới da vùng đầu mũi do tác động của dao kéo trong quá trình đưa chất liệu độn vào trong mũi để nâng cao sống mũi. Hiện tượng này sẽ thuyên giảm dần sau 5 – 7 ngày và biến mất hoàn toàn khi vết thương vùng mũi hồi phục.

Hầu hết các trường hợp bị đỏ đầu mũi sau khi nâng do phản ứng sinh lý của cơ thể đều xuất hiện nhanh và biến mất vài ngày sau phẫu thuật. Nếu mũi bị đỏ sau khi nâng kéo dài trên 1 tuần, bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân.

Đầu mũi hơi đỏ sau nâng
Đầu mũi sưng đỏ nhẹ sau nâng mũi là hiện tượng bình thường – Nguồn: Internet

1.2. Các trường hợp bất thường

Trong một số trường hợp, nâng mũi bị đỏ đầu mũi là dấu hiệu biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ, thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe. Bạn cần cẩn trọng với những dấu hiệu sau:

  • Nâng mũi sau 1-2 năm đột nhiên gặp tình trạng đầu mũi sưng đỏ. 

Trường hợp này thường gặp ở những phương pháp nâng mũi truyền thống do bác sĩ sử dụng các loại sụn chất lượng kém.

Biểu hiện của biến chứng này có thể dễ nhận biết như đầu mũi sưng to, ửng đỏ, sống mũi lộ, tụt sụn, thậm chí gây thủng da mũi. Nguyên nhân là do phương pháp nâng cũ, chất lượng sụn kém làm bào mòn vùng da mũi theo thời gian khiến vùng da này không che phủ được đầu sụn, gây hiện tượng bóng đỏ, tụt sống mũi làm mất thẩm mỹ và để lại nhiều biến chứng.

Nâng mũi sau 1 đến 2 năm bị đỏ đầu mũi
Nâng mũi sau 1 -2 năm bị đỏ đầu mũi có thể là biểu hiện của tình trạng tụt sụn – Nguồn: Internet
  • Mũi sưng đỏ, căng tức, sưng nề kèm sốt 

Dấu hiệu nhận biết là mũi xuất hiện nhiều mẩn đỏ, da đầu mũi bị căng cứng, đau nhức, nóng đỏ. So với hiện tượng nâng mũi bị đỏ đầu mũi bình thường thì vùng da đầu mũi căng mọng, cứng nóng không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí nặng hơn, gây sốt. Đây là một trong những dấu hiệu của biến chứng dị ứng chất liệu sụn, cần hết sức cảnh giác.

  • Mũi bị sưng đỏ, kèm mưng mủ 

Biến chứng này có thể quan sát bằng mắt thường với các dấu hiệu như đầu mũi bị đỏ sau khi nâng mũi, sưng nề kèm theo các vết bầm tím, căng cứng ở đầu mũi. Phần vết rạch phẫu thuật bị mưng mủ, chảy dịch vàng hoặc xanh, có thể rỉ máu kèm theo sốt nhẹ đến cao. Đây là dấu hiệu nhiễm trùng, cần được thăm khám và xử lý kịp thời để tránh nguy cơ hoại tử, biến dạng mũi.

Đầu mũi đỏ kèm tình trạng mưng mủ
Đầu mũi đỏ kèm tình trạng mưng mủ là dấu hiệu bất thường – Nguồn: Internet
  • Nâng mũi quá cao

Sau khi nâng mũi bị đỏ đầu mũi có thể do nâng mũi quá cao, sử dụng sai chất liệu sụn hoặc da mũi quá mỏng. Tình trạng này sẽ dẫn tới đầu mũi bị đỏ sau nâng, bóng lộ sụn, nặng hơn là sống mũi cong lệch do cấu trúc da, mô mũi không thể liên kết để định hình chất liệu sụn, gây thẩm mỹ. 

Mũi vẹo lệch bất thường kèm sưng đỏ
Mũi vẹo lệch bất thường kèm sưng đỏ – Nguồn: Internet

2. 5 Nguyên nhân khiến đầu mũi bị đỏ sau nâng 

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng đầu mũi đỏ sau khi nâng mũi. Phổ biến nhất là 5 nguyên nhân sau:

2.1. Do da đầu mũi bị tác động, kéo căng khi nâng mũi 

Phẫu thuật nâng mũi là quá trình tác động dao kéo lên vùng da và mô mềm tại mũi để đưa chất liệu độn vào nhằm nâng cao sống mũi và cải thiện khuyết điểm mũi. Quá trình phẫu thuật có thể gây ra một số tổn thương dưới da, đặc biệt là tình trạng các tĩnh mạch vùng đầu mũi bị kéo dãn, căng sẽ khiến vùng da này bị đỏ. Ngoài ra, sau phẫu thuật, cơ thể chưa thích nghi kịp với chất liệu độn mới hoặc da đầu mũi chưa kịp co giãn cũng sẽ khiến đầu mũi bị đỏ sau khi nâng.  

Phần lớn hiện tượng nâng mũi bị đỏ đầu mũi do phản ứng của cơ thể chỉ xuất hiện vài ngày đầu sau phẫu thuật sau đó nhanh chóng thuyên giảm và không gây ra hiện tượng bất thường khác. 

Tác động dao kéo lên các mô vùng mũi khiến mũi bị đỏ
Tác động dao kéo lên các mô vùng mũi khiến mũi bị đỏ – Nguồn: Internet

2.2. Do dị ứng với chất liệu độn 

Đầu mũi bị đỏ sau khi nâng mũi có thể do cơ địa dị ứng với chất liệu độn. Tình trạng này thường xảy ra với phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo. Lúc này, bạn nên theo dõi các triệu chứng, nếu xuất hiện dấu hiệu mẩn đỏ tại chỗ hoặc toàn thân, kèm theo tình trạng đỏ đầu mũi kéo dài trên 1 tuần, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2.3. Do sụn nâng kém chất lượng

Chất liệu sụn kém chất lượng có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó tình trạng mũi bị bóng đỏ, tụt sống sau khi nâng là thường gặp nhất. Nguyên nhân của tình trạng này được chuyên gia giải thích do:

  • Sụn kém chất lượng làm tăng nguy cơ kích ứng, dị ứng, gây hiện tượng mẩn đỏ
  • Chất liệu sụn rẻ tiền thường thô cứng nên dễ gây bào mòn vùng da đầu mũi, khiến chúng mỏng hơn, dễ bóng đỏ hơn.
  • Sụn nâng kém chất lượng thường nặng, làm tăng áp lực lên vùng da mũi, không chỉ gây đỏ đầu mũi mà còn gây cong lệch và tụt sống mũi, làm mất thẩm mỹ.
Hình ảnh sụn nâng mũi nhân tạo
Dị ứng chất liệu sụn kém chất lượng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi – Nguồn: Internet

Việc sử dụng sụn nâng kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ, làm xấu đi khuôn mặt và diện mạo mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe như dị ứng, nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các loại sụn nâng và cơ sở thẩm mỹ trước khi tiến hành nâng mũi.

2.4. Do nâng mũi quá cao 

Việc sử dụng chất liệu sụn nâng quá cao có thể gây áp lực lên vùng da mũi, khiến vùng da này không thể co giãn để bao bọc chất liệu sụn. Với những trường hợp da đầu mũi quá mỏng sẽ dẫn tới tình trạng đỏ đầu mũi sau khi nâng, làm lộ sóng, lộ sụn, gây thủng đầu mũi dẫn tới nhiều biến chưngs nghiêm trọng.

2.5. Biến chứng do tay nghề bác sĩ kém 

Một nguyên nhân thường gặp khác khiến bạn bị đỏ đầu mũi sau nâng là do trình độ bác sĩ. Tay nghề bác sĩ yếu kém có thể gây ra những va chạm các tổ chức mô, mạch máu trong quá trình phẫu thuật, dẫn tới hiện tượng sưng đỏ đầu mũi. Tình trạng này thường xảy ra ở những cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo chất lượng, đội ngũ bác sĩ không có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, quy trình phẫu thuật không đảm bảo….

Biến chứng đầu mũi đỏ sau nâng do tay nghề bác sĩ kém
Mũi nâng quá cao hay tay nghề bác sĩ kém có thể gây ra các biến chứng – Nguồn: Internet

4. Cách xử lý tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi 

Trường hợp nhẹ: 

Với những trường hợp bị đỏ đầu mũi trong vài ngày đầu sau phẫu thuật do phản ứng của cơ thể, bạn có thể xử lý bằng cách:

  • Chườm đá nhẹ nhàng xung qua mũi để làm dịu vết thương, giảm sưng đau và bầm tím. Lưu ý nên sử dụng các túi chườm chuyên dụng, không chườm quá lâu và không chườm trực tiếp đá lạnh lên vết mổ để tránh tình trạng bỏng lạnh và nhiễm trùng.
  • Uống thuốc theo hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi thuốc hoặc ngừng thuốc.
  • Hạn chế tối đa việc tác động lên mũi, đặc biệt là trong 1 tuần đầu sau phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tập thể thao, vận động nặng, leo cầu thang, cúi người… để tránh tác động va chạm lên vùng mũi sau khi nâng.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ vết mổ và vùng da mũi xung quanh bằng nước muối sinh lý và cồn iod theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể tham khảo thêm các hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi để có thể thúc đẩy quá trình hồi phục và hạn chế tối đa các rủi ro. 
Chườm đá nhẹ nhàng giúp giảm sưng đỏ vùng mũi 
Chườm đá nhẹ nhàng giúp giảm sưng đỏ vùng mũi – Nguồn: Internet

Trường hợp nặng: 

  • Đến ngay cơ sở thẩm mỹ uy tín hoặc bệnh viện: Bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
  • Xử lý theo hướng dẫn của bác sĩ: Một số trường hợp nặng cần tiến hành phẫu thuật tháo sụn mũi cũ, nâng mũi lại bằng phương pháp an toàn và loại sụn chất lượng đảm bảo hơn.

5. 3 Lưu ý giúp phòng ngừa tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi 

Để ngăn ngừa tình trạng nâng mũi mà đầu mũi bị đỏ cũng như tránh “tiền mất tật mang” bạn cần lưu ý 3 vấn đề sau trước khi phẫu thuật:

  • Lựa chọn dáng mũi phù hợp với khuôn mặt, không nên nâng quá cao dễ gây biến chứng cũng như không nâng quá thấp để tránh không đạt hiệu quả thẩm mỹ tốt.
  • Tìm hiểu và lựa chọn phương pháp nâng mũi hiện đại, an toàn, ít gây biến chứng, điển hình như phương pháp nâng mũi cấu trúc
  • Lựa chọn nâng mũi tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín, có đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ uy tín, giỏi chuyên môn.

Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ ALEGA là địa chỉ đã thực hiện thành công hơn 15.000 ca phẫu thuật nâng mũi. Phòng khám không chỉ quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm mà còn sở hữu công nghệ vectra 3D hiện đại bậc nhất hiện nay. Công nghệ này giúp mô phỏng dáng mũi sau phẫu thuật, giúp bạn dễ dàng lựa chọn dáng mũi phù hợp với khuôn mặt và cơ địa của bản thân, tránh việc nâng mũi quá cao, quá thấp, sử dụng chất liệu sụn không phù hợp phải tái nâng mũi nhiều lần. 

Đến với ALEGA, bạn sẽ được các chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu trực tiếp thăm khám, tư vấn lựa chọn chất liệu và phương pháp phù hợp, an toàn nhất để mang lại dáng mũi đẹp tự nhiên, hoàn hảo, thu hút nhất.

Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám ALEGA
Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại ALEGA

Nâng mũi mà đầu mũi bị đỏ thường là phản ứng tự nhiên của cơ thể sau vài ngày phẫu thuật, nhưng cũng có thể là dấu hiệu biến chứng nguy hiểm nếu kéo dài trên 1 tuần kèm theo các triệu chứng bất thường. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn nhận diện và biết cách xử lý với từng trường hợp nâng mũi bị đỏ đầu mũi. Hãy liên hệ hotline 0912.660.000 để được chuyên gia giải đáp các thắc mắc liên quan.

post Đánh giá bài viết
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký tư vấn & nhận ưu đãi

Hãy là một người phụ nữ luôn sẵn sàng sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo nhất!



    Thời gian làm việc

    Hành Chánh : Thứ Hai – Thứ Bảy (CN Nghỉ)08:00 – 17:00
    Chuyên Môn : Thứ Hai – Thứ Sáu17:00 – 21:00
    Thứ Bảy – Chủ Nhật08:00 – 21:00

    [chặn id=”xã hội”]

    CÔNG TY TNHH ALEGA

    97A, Đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, HCM

    0912.660.000

    alega.vn2019@gmail.com

    MST: 0316078323

    Chỉ đường

    Sơ đồ trang web

    Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số: 08050/HCM-GPHĐ do Sở Y Tế TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 19/10/2022

    Cổng thông tin Sở Y Tế HCM