“Thưa bác sĩ, tôi mới nâng mũi được khoảng 1 tuần, hiện tại cảm giác đau đã giảm dần và bớt sưng hơn lúc mới làm. Nhưng hôm trước tôi mới ăn cua đồng và bây giờ đang có hiện tượng ngứa nhẹ. Bác sĩ cho hỏi liệu nâng mũi ăn cua đồng được không, có bị biến chứng không?”. Thắc mắc này của chị Lê Thị Lan (30 tuổi – Hà Nội) cũng là chủ đề được rất nhiều chị em quan tâm. Dưới đây sẽ là giải đáp chi tiết của bác sĩ Lê Quang Hùng ALEGA!
1. Giải đáp từ bác sĩ: Nâng mũi ăn cua đồng được không?
Cua đồng là loại thực phẩm thường xuất hiện trong bữa ăn của các gia đình, rất giàu đạm, canxi, sắt, vitamin và muối khoáng… tốt cho quá trình phục các tổn thương trên cơ thể. Tuy nhiên, theo bác sĩ Lê Quang Hùng, cua đồng vẫn là một món ăn cần phải hạn chế đối với người vừa mới sửa mũi bởi hàm lượng canxi, đạm cao có trong thực phẩm này có khả năng làm tăng nguy cơ sẹo lồi, mất thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng nhấn mạnh thêm những ảnh hưởng của cua đồng tới khả năng phục hồi sau thẩm mỹ như:
- Gây kích ứng, ngứa ngáy với người có cơ địa hoặc tiền sử dị ứng.
- Gây đau nhức, mưng mủ.
- Dễ xuất hiện tình trạng sẹo lồi.
- Cua đồng không được chế biến kỹ lưỡng có thể tiềm ẩn các bệnh sán.
Như vậy, cua đồng là món ăn mà bạn nên tránh sau khi sửa mũi để tránh nguy cơ biến chứng và giúp cho quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi nhất. Bạn có thể ăn sau khoảng 1 đến 2 tuần nhưng cần theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu thấy tình trạng da mẩn ngứa, chảy nước mũi, khó thở hay rối loạn tiêu hoá, cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Ngoài ra, những người có cơ địa dị ứng không nên ăn nhiều cua đồng.
2. Sau khi nâng mũi ăn cua đồng bị dị ứng phải làm thế nào?
Bên cạnh thắc mắc nâng mũi ăn cua đồng được không, cũng có 1 số người mới nâng mũi xong cũng phân vân không biết nếu ăn cua đồng bị dị ứng thì nên làm như thế nào. Sau khi nâng mũi nếu trót ăn cua đồng và nhận thấy các dấu hiệu kích ứng, bạn cần ngay lập tức ngừng ăn thêm và theo dõi tình trạng sức khoẻ trong 1 đến 2 ngày. Nếu không có vấn đề gì xảy ra, bạn có thể sinh hoạt bình thường. .
Nếu bị dị ứng ngứa ngáy ở vùng mũi, khách hàng cần hạn chế gãi mạnh hoặc không tự ý sử dụng thuốc. Hãy liên hệ ngay cho bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cụ thể nhất.
Bài viết cùng chủ đề:
- Nâng mũi ăn thịt gà được không, phải kiêng bao lâu?
- Nâng mũi ăn thịt bò được không? Lời khuyên từ bác sĩ giàu kinh nghiệm
3. Lưu ý về chế độ ăn uống sau nâng mũi
Ngoài món cua đồng, bác sĩ cũng chỉ ra một số thực phẩm mà khách hàng nên tránh sau khi nâng mũi:
- Hải sản: Tôm, cua, hàu…có chứa lượng lớn canxi, đạm sẽ gây ra tình trạng kích ứng, ngứa ngáy, sưng nề khiến mũi lâu lành hơn.
- Thịt gà: Phần da gà do có tính kiềm nên khi ăn vào sẽ khiến phần mũi bị ngứa ngáy, đau nhức, thậm chí mưng mủ. Khách hàng sau khi nâng mũi nên kiêng thịt gà và các món ăn từ gà trong khoảng 1 tháng.
- Đồ nếp: Các món xôi, bánh, chè… được làm từ gạo nếp có khả năng làm cho vết thương ở mũi khó lành, để lại sẹo lồi hoặc mưng mủ.
- Thịt bò: Lượng đạm cao trong thịt bò có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi hoặc làm vết thương bị thâm xỉn.
- Rau muống: Thành phần của rau muống có khả năng làm tăng sinh tế bào và collagen quá mức, dẫn tới sẹo lồi, tăng kích thích trên da non.
- Trứng gà: Ngoài nguy cơ gây kích ứng, ngứa ngáy, trứng gà sẽ làm cho vết thương khi lành có màu sáng hơn vùng da xung quanh, một số trường hợp còn loang lổ giống như bị lang ben, gây mất thẩm mỹ.
Như vậy, đáp án cho thắc mắc nâng mũi ăn cua đồng được không đã được làm rõ qua các thông tin trong bài viết. Có thể thấy rằng, chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới quá trình phục hồi sau nâng mũi. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về quá trình nâng mũi, khách hàng có thể gửi câu hỏi để được chuyên gia ALEGA tư vấn chi tiết qua hotline 0912.660.000.