Rau má được xem là một vị thuốc dân gian với tác dụng tiêu viêm, giải độc, giảm sưng, giảm phù nề, giúp làm lành vết thương. Tuy nhiên, cũng có ý kiến trái chiều cho rằng rau má có thể gây loãng máu, không tốt cho người vừa nâng mũi. Vậy rốt cuộc sau nâng mũi uống rau má được không? Nếu được thì nên uống như thế nào là tốt nhất còn nếu không được thì nên kiêng trong bao lâu? Bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám ALEGA sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Sau nâng mũi có thể uống nước rau má
Trả lời cho câu hỏi nâng mũi uống rau má được không, bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na cho biết: Người mới nâng mũi xong CÓ THỂ và NÊN uống nước rau má bởi nước rau má có công dụng giảm sưng, thúc đẩy quá trình tái tạo và liên kết mô, giúp vết thương nhanh lành hơn.
Giải thích cụ thể hơn cho nhận định của mình, bác sĩ Ly Na cho biết:
- Theo y học cổ truyền: Rau má (còn gọi là tích tuyết thảo, liên tiền thảo) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tá hóa, giải độc, có tác dụng giải khát và giảm sưng rất tốt. Từ xa xưa, người ta đã sử dụng rau má để hỗ trợ làm lành các tổn thương ngoài da nhờ tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm và tiêu sưng.
- Theo y học hiện đại: Trong thành phần của rau má có chứa các hoạt chất triterpenoids có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo và liên kết mô, giúp làm lành vết thương nhanh chóng, giảm sưng viêm. Rau má còn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng chống viêm nhiễm và ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương rất tốt.
Bác sĩ Ly Na cũng cho biết thêm: Điều khiến nhiều người mới nâng mũi e dè không biết có nên uống rau má đó là quan niệm rau má có thể gây loãng máu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Bên cạnh đó, các bác sĩ khẳng định rau má không gây hại cho máu, rất có lợi cho người bị vết thương ngoài da, vết thương sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, do đặc tính rau má có tính hàn nên việc uống rau má cần được kiểm soát và chỉ nên sử dụng cho một số đối tượng nhất định.
Bạn có thể tham khảo thêm bảng thành phần chất dinh dưỡng có trong rau má dưới đây để hiểu được tại sao nước rau má lại tốt cho sức khỏe:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng trong 100g rau má |
Nước | 88,2 |
Đạm | 3,2 |
Tinh bột | 1,8 |
Chất xơ | 4,5 |
Vitamin C | 3,7 |
Vitamin B1 | 0,15 |
Canxi | 2,29 |
Phospho | 2,0 |
Sắt | 3,1 |
Betacaroten | 1,3 |
Kẽm | 0,19 |
2. Uống rau má đúng cách sau nâng mũi
Thắc mắc sau nâng mũi uống rau má được không đã được giải đáp. Tuy nhiên, để đảm bảo tận dụng được những lợi ích của nước rau má, người mới nâng mũi nên lưu ý:
- Liều lượng phù hợp: Chỉ nên uống tối đa quy đổi sang đơn vị ly nước hoặc cốc nước 40g rau má mỗi ngày và không nên uống liên tục quá 1 tháng.
- Đảm bảo vệ sinh: Lựa chọn loại rau má rõ nguồn gốc, được rửa sạch, đảm bảo vệ sinh, không lẫn hóa chất. Bạn nên tự chuẩn bị nước rau má tại nhà để đảm bảo vệ sinh.
- Uống đúng cách: Nên uống nước rau má nguyên chất, không pha thêm đường hoặc các hóa chất khác.
- Những đối tượng sau không nên uống nước rau má: Người bị tiểu đường, huyết áp thấp, cholesterol cao, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…
3. Một số loại thức uống có lợi cho sức khỏe người vừa nâng mũi
Người mới phẫu thuật nâng mũi có thể tham khảo các loại thức uống dưới đây để tăng cường sức khỏe và giúp vết thương nhanh lành:
- Nước ép hoa quả: Nên uống nước ép từ các loại quả giàu vitamin và chất chống oxy hóa như cam, bưởi, dứa, chanh, lưu, kiwi, việt quất, mãng cầu…
- Nước ép rau củ: Có thể sử dụng cần tây, cà rốt, củ dền, xà lách…. Những loại nước ép này cung cấp lượng lớn vitamin C, B, A, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các hoạt chất có lợi cho sức khỏe giúp tăng cường thải độc, làm lành vết thương.
- Sữa chua: Giúp bổ sung lợi khuẩn tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa viêm nhiễm
- Sữa tươi không đường: Bổ sung protein, vitamin, khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen, tái tạo mô, làm lành vết thương.
- Nước lọc, nước khoáng: Uống khoảng 2 lít mỗi ngày hoặc theo nhu cầu cơ thể để giảm sưng viêm.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại đồ uống dưới đây để tránh các biến chứng sau nâng mũi:
- Cà phê: Chứa hàm lượng lớn cafein làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, khiến quá trình hồi phục chậm hơn. Ngoài ra cà phê còn gây mất ngủ, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.
- Đồ uống có cồn: Rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác có thể làm suy giảm việc tổng hợp collagen khiến quá trình tái tạo mô chậm hơn. Ngoài ra, chúng còn làm giảm hấp thu dinh dưỡng tại ruột, tăng nguy cơ sưng bầm kéo dài ở vết thương.
- Nước ngọt, nước có gas: Loại nước uống này chứa nhiều đường và muối, có thể khiến vết thương chậm lành và dễ viêm nhiễm hơn.
Bài viết cùng chủ đề:
- Nâng mũi có được uống nước cam không? Gỡ rối lầm tưởng của nhiều người
- Sau nâng mũi uống nước dừa được không? Lời giải đáp từ bác sĩ ALEGA
- Nâng mũi uống cafe được không? Uống cafe có khiến vết mổ lâu lành?
Trên đây là lời giải đáp của bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na tại ALEGA cho thắc mắc nâng mũi uống rau má được không. Có thể thấy được, rau má là loại đồ uống chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho người mới nâng mũi nhưng cần uống đúng cách để không gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề dinh dưỡng sau nâng mũi, hãy liên hệ ngay hotline 0912.660.000 để được các bác sĩ tại Phòng khám ALEGA hỗ trợ tư vấn kịp thời.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.