Theo các chuyên gia, việc chăm sóc sau nâng mũi có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thẩm mỹ. Theo đó, có rất nhiều câu hỏi được quan tâm và một trong số đó là “nâng mũi có được khóc không?”. Cùng ALEGA tìm hiểu câu trả lời của chuyên gia trong bài viết dưới đây.
1. Giải đáp: Nâng mũi có được khóc không?
Khóc là trạng thái chảy nước mắt phụ thuộc vào một cảm xúc nào đó, đa số là buồn nhưng cũng có thể là vui sướng, ngỡ ngàng. Ngoài ra, khóc cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân dị ứng, khi đó, nước mắt chảy ra để loại bỏ tác nhân dị ứng và bảo vệ đôi mắt của bạn. Nhìn chung, khóc là một trạng thái bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, với những người mới phẫu thuật thẩm mỹ mũi, khóc có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương.
Cụ thể, trả lời cho câu hỏi “nâng mũi có được khóc không?” chuyên gia thẩm mỹ của ALEGA cho biết, trong vòng 7 ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bạn cần hạn chế tối đa việc khóc.
Nguyên nhân của sự kiêng cữ này được giải thích bằng 2 lý do như sau:
- Khóc làm chậm quá trình phục hồi vết thương:
Khi khóc, nước mắt sẽ được tiết ra đều đặn, chúng có thể chảy xuống vết thương làm ảnh hưởng đến quá trình lành miệng vết mổ. Các chuyên gia thẩm mỹ thường khuyên khách hàng không nên để vết thương dính nước trong những ngày đầu tiên, trong đó bao gồm cả nước mắt.
Chưa kể, khóc nhiều có thể đi kèm tình trạng bị chảy nước mũi. Dịch nước mũi có chứa vi khuẩn, bụi bẩn nên khi tiếp xúc với vết thương sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến việc hồi phục hậu phẫu khó khăn hơn.
Khóc còn ảnh hưởng tới tâm trạng. Khi tâm trạng không tốt, căng thẳng kéo dài khiến lớp biểu bì da bị suy yếu, làm chậm khả năng tự chữa lành vết thương của cơ thể. Do vậy, vết mổ nâng mũi sẽ chậm lành hơn.
- Khóc có thể ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ:
Khi khóc, các cơ mặt bao gồm cơ vòng mắt, cơ mũi, cơ cười, cơ gò má… hoạt động liên tục. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến vùng mũi mới phẫu thuật, làm ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục vết thương, thậm chí có thể gây lệch sụn nâng nếu quá trình đặt sụn sai vị trí, không đảm bảo kỹ thuật.
2. Nên làm gì khi lỡ khóc sau nâng mũi?
Phần lớn các trường hợp khóc đều phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc của con người. Do đó, khóc là việc khó tránh khỏi khi con người đạt đến một ngưỡng cảm xúc buồn vui nào đó. Trong vòng 7 ngày đầu sau nâng mũi, nếu bạn lỡ khóc, hãy áp dụng ngay một số mẹo dưới đây để hạn chế tối đa các tác động có thể ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi:
- Kiểm soát cảm xúc: Việc đầu tiên bạn nên làm nếu lỡ khóc sau khi nâng mũi là bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc. Nếu cảm xúc được kiểm soát, lượng hormon cơ thể tiết ra không đủ để tăng điều tiết nước mắt, nhờ đó sẽ giúp nước mắt ngừng chảy.
- Sử dụng khăn giấy sạch để thấm nước mắt và dịch nước mũi: Việc này sẽ hạn chế sự tiếp xúc của các loại dịch tiết với vết thương, hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết mổ.
- Tuyệt đối không xì mũi hoặc lau mạnh vùng mũi: Sau phẫu thuật, mức độ liên kết của sụn nâng mũi với các mô cơ ở mũi chưa vững vàng, việc xì mũi hoặc dùng tay tác động lực lớn vào vùng mũi như bóp, lau, vặn mũi có thể ảnh hướng tới dáng mũi, làm lệch sống mũi. Tốt nhất, bạn chỉ nên thấm dịch nhẹ nhàng hoặc dùng tăm bông sạch để vệ sinh xung quanh mũi.
- Thăm khám bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường: Sau khi thực hiện hàng loạt các hành động để ngăn chặn tác động của nước mắt, nước mũi tới vết thương, nếu vùng mũi của bạn xuất hiện tình trạng sưng đau kéo dài, chảy máu, chảy dịch vàng, xanh… hãy đến gặp bác sĩ uy tín để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Bác sĩ tại ALEGA giải đáp các thắc mắc “kinh điển” sau nâng mũi:
- Nâng mũi có được cúi đầu không? Cẩn trọng thói quen này sau thẩm mỹ
- Bác sĩ ALEGA gỡ rối băn khoăn sau nâng mũi bị hắt hơi có sao không?
- Nâng mũi có nên đi lại nhiều không? Hướng dẫn đi lại đúng cách
- Giải đáp: Sau nâng mũi bị chảy nước mũi có sao không?
3. Những lưu ý quan trọng cần nhớ sau khi nâng mũi
Không chỉ cần hạn chế khóc sau khi nâng mũi, để có được dáng mũi đẹp sau khi nâng, bạn cần chú ý những vấn đề sau khi chăm sóc hậu nâng mũi:
- Hạn chế biểu lộ các cảm xúc quá mạnh, không nên khóc quá lâu, không cười lớn, la hét…
- Không nên dùng tay sờ nắn, bóp, day mũi để tránh gây ảnh hưởng đến dáng mũi
- Không đưa tay sờ vào vào vị trí phẫu thuật bởi tay có nhiều vi khuẩn, có thể gây nhiễm trùng vết mổ.
- Hạn chế các hoạt động thể chất mạnh, tiết nhiều mô hôi như chạy bộ, leo cầu thang, bóng đá, bóng rổ…
- Không nên nằm nghiêng, cúi đầu, lắc mạnh đầu bởi có thể mũi bị chảy nhiều dịch hơn, ảnh hưởng đến dáng mũi
- Hạn chế đeo kính nặng, đeo khẩu trang chật hoặc sử dụng các vật dụng đè lên vùng mũi sau khi phẫu thuật
- Nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, có thể tăng cường các loại trái cây giàu vitamin, rau xanh, thực phẩm có lợi cho sự hồi phục vết thương như sữa, gan, ngũ cốc..
- Nên kiêng các thực phẩm có thể gây sẹo, dị ứng như rau muống, đồ nếp, da gà, hải sản, đồ uống có chất kích thích, đồ ngọt…
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc nâng mũi có được khóc không và giúp bạn các xử lý nếu lỡ khóc khi mới phẫu thuật xong. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về cách chăm sóc mũi sau nâng trên website alega.vn hoặc gọi điện tới hotline 0912.660.000 để được chuyên gia hỗ trợ.