Trước thắc mắc đang có thai có nâng mũi được không của không ít chị em, bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám ALEGA, dựa trên những phân tích từ nhiều góc độ: chuyên môn, kinh nghiệm,… của mình, nhấn mạnh rằng: Phụ nữ đang mang thai KHÔNG THỂ và cũng KHÔNG NÊN thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Để tìm hiểu chi tiết về những phân tích và lời khuyên của bác sĩ Ly Na về vấn đề bà bầu có nên nâng mũi không, mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết sau!
1. Giải đáp: Phụ nữ có thai có nâng mũi được không?
Trả lời cho thắc mắc đang có bầu nâng mũi được không, bác sĩ Ly Na, Bác sĩ CKI – chịu trách nhiệm chuyên môn tại ALEGA cho biết: “Phụ nữ mang thai KHÔNG NÊN thực hiện phẫu thuật nâng mũi nói riêng và phẫu thuật thẩm mỹ xâm lấn khác nói chung. Mặc dù cũng có nhu cầu làm đẹp, thế nhưng các mẹ cũng cần ưu tiên sức khỏe của bản thân và thai nhi trước khi đưa quyết định thẩm mỹ trong thời điểm này.”
Theo đó, trong quá trình tư vấn và thăm khám trước khi nâng mũi, các bác sĩ tại ALEGA luôn kiểm tra kỹ, đảm bảo khách hàng đang có tình trạng sức khoẻ ổn định không đang mang thai hay đang cho con bú. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn cho khách hàng.
2. Giải thích lý do phụ nữ mang thai không được nâng mũi
Bác sĩ Ly Na có phân tích kỹ 4 nguyên nhân khiến bà bầu không thể thực hiện nâng mũi:
Nguyên nhân 1:Trên thực tế, phẫu thuật nâng mũi là một phẫu thuật xâm lấn, cần bóc tách, xử lý sụn và đưa sụn độn vào bên trong. Quá trình thực hiện tuy diễn ra ngắn nhưng vẫn có thể gây đau đớn và nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra, một số phương pháp nâng mũi khác như tiêm filler, nâng mũi chỉ tuy không xâm lấn nhưng chưa được kiểm chứng về độ an toàn cho phụ nữ có thai.
Nguyên nhân 2: Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, quá trình nâng mũi cần sử dụng thuốc gây tê tại chỗ hoặc thuốc gây mê toàn thân. Trong nhóm thuốc này chứa những chất chống chỉ định với phụ nữ mang thai:
- Nguy cơ dị tật bẩm sinh: Một số loại thuốc gây tê, gây mê dạng tiêm dùng trong thẩm mỹ có chứa mepivacain. Chất này có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh nếu tiếp xúc trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Tăng nguy cơ sinh non: Mepivacain và bupivacain có trong vào nhóm thuốc gây tê nhóm C có thể gây ra tác động tới các đối tượng thể trạng yếu như phụ nữ mang thai, gây chậm nhịp tim thai nhi và dọa sinh non.
Nguyên nhân 3: Không chỉ dùng thuốc tê, thuốc mê trong khi phẫu thuật, sau nâng mũi, khách hàng cũng cần sử dụng kháng sinh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Cũng theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, một số loại kháng sinh được biết là gây dị tật bẩm sinh và nên tránh hoàn toàn trong thai kỳ. Chúng bao gồm:
- Streptomycin và kanamycin (có thể gây mất thính giác)
- Tetracycline (có thể dẫn đến thiếu máu và đổi màu xương và răng).
Nguyên nhân 4: Tốc độ hồi phục của phụ nữ đang mang bầu thường chậm hơn người bình thường, bởi khi này các chất dinh dưỡng đã được dùng để nuôi thai nhi.
Với 4 lý do này, bác sĩ Ly Na một lần nữa khẳng định là phụ nữ đang mang bầu không nên thực hiện nâng mũi. Để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất, chị em nên đợi ít nhất 6 tháng sau khi sinh hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi.
3. Giải đáp câu hỏi xoay quanh việc nâng mũi với phụ nữ có thai
Bên cạnh câu hỏi có thai có nâng mũi được không đã được giải đáp trên, phẫu thuật nâng mũi trước và sau mang thai cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Một vài lo lắng và thắc mắc của chị em sẽ được chuyên gia ALEGA giải đáp dưới đây:
- Sau nâng mũi bao lâu thì được mang thai?
Nâng mũi trước khi mang thai có thể được xem là lựa chọn thông minh với những bà mẹ hiện đại có quan niệm bản thân phải đẹp kể cả khi sinh nở. Tuy nhiên, chị em nên lưu ý về khoảng thời gian giữa thời điểm phẫu thuật và thời điểm bắt đầu mang thai.
Chuyên gia khuyến cáo bạn nên đợi ít nhất 6 tháng sau khi nâng mũi rồi mới có thai. Đây là thời gian cần thiết để cơ thể phụ nữ hoàn toàn hồi phục, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé.
Để loại bỏ những vấn đề ngoài ý muốn, tốt nhất chị em nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn kể từ thời điểm quyết định nâng mũi đến khi hoàn thiện quá trình chăm sóc hậu phẫu.
- Sau sinh bao lâu thì có thể nâng mũi?
Sau sinh khoảng 6 tháng, thời điểm khi sức khỏe đã ổn định và không cho con bú sữa, bạn có thể thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Khi này, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.
- Tháo sụn mũi khi mang thai được không?
Cùng câu trả lời với vấn đề phụ nữ có thai có nâng mũi được không, bác sĩ cũng khuyến cáo chị em không nên tháo sụn mũi khi mang thai. Bởi lẽ, tháo sụn mũi cũng là một kỹ thuật xâm lấn, có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi tương tự phẫu thuật nâng mũi. Do đó, tốt hơn hết, chị em nên đợi 6 tháng sau khi sinh mới cân nhắc thực hiện tháo sụn.
Trong trường hợp gặp các biến chứng nâng mũi, bắt buộc tháo sụn mũi, chị em nên tham vấn ý kiến của cả bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ và bác sĩ sản khoa. Nên lựa chọn những bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề tốt để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa các biến chứng nặng.
- Phụ nữ sau mang thai nếu nâng mũi thì cần kiêng gì?
Nếu thực hiện nâng mũi sau khi mang thai, mẹ bỉm cần cực kỳ chú ý trong quá trình chăm bé, ngủ cùng bé sao cho không để bé sờ hay tác động lên vùng mũi. Bên cạnh đó, mẹ bầu, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm, cần chú ý kiêng các món có thể gây ngứa ngáy, gây hình thành sẹo lồi,.. như rau muống, thịt bò,…
Hi vọng qua những chia sẻ trên từ bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na, chị em sẽ không còn băn khoăn liệu có thai có nâng mũi được không. Để nhận thêm kiến thức về các vấn đề liên quan đến thẩm mỹ và làm đẹp, chị em có thể tham khảo các bài viết trên chuyên mục Tư vấn thẩm mỹ mũi cùng ALEGA hoặc liên hệ các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ ALEGA thông qua hotline 0912.660.000.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.