Sụn tự thân, cụ thể là sụn tai là chất liệu được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật nâng mũi bởi độ an toàn cao, ít gây dị ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nâng mũi bằng sụn tai vẫn gặp biến chứng do các sai sót trong quá trình thực hiện. Tìm hiểu các biến chứng nâng mũi sụn tai và cách xử lý, phòng tránh hiệu quả trong bài viết dưới đây.
1. Các biến chứng nâng mũi sụn tai có thể gặp
Giống như các chất liệu sụn tự thân khác, sụn vành tai có tính chất dẻo dai, đàn hồi tốt, dễ dàng tạo hình, thuận lợi cho việc nâng cao và tạo hình đầu mũi. Chất liệu này cũng có độ tương thích cao nên thường không gây ra các phản ứng đào thải hay dị ứng. Nhìn chung, phẫu thuật nâng mũi sụn tai là một tiểu phẫu an toàn, ít rủi ro.
Tuy nhiên, không bởi vậy mà bạn chủ quan với phương pháp thẩm mỹ này. Trên thực tế, một số trường hợp vẫn gặp phải các biến chứng nâng mũi sụn tai. Cụ thể:
1.1. Các biến chứng ở mũi
- Hoại tử mô cơ
Do có bản chất mềm, tự nhiên nên sụn vành tai thường được dùng để bọc đầu mũi, làm tròn đầy đầu mũi, hạn chế tình trạng, bóng đỏ, thủng đầu mũi. Do đó trong phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tai, bác sĩ thường kết hợp sụn vành tai với một chất liệu sinh học, thường là silicon, ePTFE để làm sống mũi, nâng cao dáng mũi.
Hiện nay một số cơ sở thẩm mỹ không chuyên nghiệp sử dụng các loại vật liệu silicon chất lượng thấp, không rõ nguồn gốc. Khi đưa vào cơ thể, các chất liệu này có thể bị phân tán, gây hoại tử mô tế bào ở mũi và lan ra những cơ quan lân cận. Hậu quả là người nâng mũi phải loại bỏ các tổ chức mô bị hoại tử và điều trị hồi phục sau thời gian dài.
- Cong vẹo, lệch sống mũi
Cong vẹo hay lệch sống mũi là biến chứng nâng mũi sụn tai có tỷ lệ gặp cao hơn so với các biến chứng khác. Tình trạng này thường xuất phát do chất liệu sụn nâng không được đặt đúng vị trí, không bám chắc vào xương. Khi vận động mạnh hoặc bị va chạm, sụn dễ bị lệch khỏi vị trí đúng khiến sống mũi cong vệnh, mất thẩm mỹ.
Một số trường hợp cong vẹo, lệch sống mũi được cho là hậu quả sụn tai bị co rút. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tình trạng này rất hiếm xảy ra do sụn tai sau khi đưa vào mũi sẽ liên kết với các tổ chức mô và mạch máu, từ đó phát triển như một bộ phận của mũi.
- Nhiễm trùng
Bất kỳ ca phẫu thuật nâng mũi nào đều có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nếu không tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh, vô trùng trước, trong và sau khi thực hiện. Đối với nâng mũi bằng sụn tai, các vị trí có nguy cơ cao bị nhiễm trùng thường là vành tai lấy sụn và mũi khi phẫu thuật.
Các dấu hiệu nhiễm trùng tại 2 cơ quan này bạn có thể nhận biết là sưng đau, nóng đỏ, viêm, tiết mủ, sốt nhẹ hoặc cao. Nhiễm trùng có thể dẫn tới hoại tử mô cơ nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách.
- Thủng đầu mũi, lộ sụn
Một biến chứng nâng mũi sụn tai khác là bị lộ sụn tai ở đầu mũi thường xảy ra khi miếng sụn không đặt đúng vị trí, không được cắt gọt kỹ lưỡng, kích thước quá dài so với sống mũi làm tăng áp lực lên vùng da đầu mũi khiến vùng da này mỏng, lộ sụn, thậm chí là thủng đầu mũi.
Thủng đầu mũi hoặc lộ sụn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây đau đớn kéo dài, sưng viêm, nhiễm trùng nếu không không được xử lý sớm. Giải pháp tốt nhất cho những trường hợp này là phẫu thuật tháo sụn nâng và điều trị hồi phục càng sớm càng tốt.
1.2. Các biến chứng ở tai
- Biến dạng tai do lấy sụn
Việc phẫu thuật để thu lấy sụn tai sai kỹ thuật, không tuân thủ quy trình có thể khiến tai bị biến dạng rõ rệt. Thông thường, sụn tai sẽ được lấy ở vành tai, tại vị trí xoăn dưới và trên hõm tai nhưng phải lấy tách biệt 2 vị trí này sao cho để lại chuỗi xoắn ốc ở giữa làm cầu nối, duy trì sự tái tạo ổn định cả về chức năng thần kinh lẫn thẩm mỹ ở khu vực này. Nếu quá trình thu lấy không bảo tồn được khu vực này chắc chắn sẽ khiến tai bị sụp xuống và biến dạng.
- Sẹo lồi, sẹo thẩm mỹ
Thông thường, khi lấy sụn bác sĩ thường tiến hành rạch phía sau vành tai, dựa trên nếp gấp tự nhiên của thùy tai sau đó khâu vết rạch lại bằng chỉ thẩm mỹ. Lượng sụn cần lấy khá nhỏ nên phần lớn các trường hợp lấy sụn tai sẽ khó nhận thấy sẹo hoặc không để lại sẹo thẩm mỹ.
Biến chứng sẹo thẩm mỹ ở tai thường gặp ở những người có cơ địa dễ hình thành sẹo hoặc chế độ vệ sinh, chăm sóc sau khi thu lấy sụn tai không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ dẫn tới hình thành sẹo thẩm mỹ.
2. Nguyên nhân gây biến chứng nâng mũi sụn tai
Nâng mũi bằng sụn tai là phương pháp phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Mọi sai lầm xảy ra từ quá trình thăm khám, lựa chọn chất liệu sụn, phương pháp nâng đến quá trình phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu đều có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Một số nguyên nhân thường gặp gây các biến chứng sau nâng mũi sụn tai gồm:
- Tay nghề bác sĩ kém: Bác sĩ có tay nghề tốt, có trình độ và chuyên môn cao có thể kiểm soát các rủi ro trong quá trình thực hiện lấy sụn tai và nâng mũi. Bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cũng như hạn chế tối đa mức độ xâm lấn, giúp vết thương nhanh lành và không để lại sẹo. Ngược lại, nếu bạn thực hiện nâng mũi sụn tai bởi một bác sĩ có trình độ chuyên môn kém, ít kinh nghiệm có thể xảy đến sai sót ở mọi khâu trong quy trình phẫu thuật. Như vậy, tỷ lệ gặp biến chứng trong và sau phẫu thuật nâng mũi rất cao.
- Quy trình nâng mũi không đảm bảo: Quy trình nâng mũi chuẩn cần đảm bảo yếu tố an toàn tuyệt đối và hạn chế xâm lấn tối thiểu cho người thực hiện. Một số cơ sở thẩm mỹ chui, không giấy phép thường bỏ qua một số giai đoạn đảm bảo vô trùng, coi thường sức khỏe khách hàng, từ đó dẫn tới các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và thẩm mỹ.
- Chăm sóc hậu phẫu không đúng cách: Sau phẫu thuật, một số trường hợp không kiêng khem các đồ ăn dễ gây các biến chứng nâng mũi sụn tai như dị ứng, sẹo. Bên cạnh đó, thường xuyên vận động mạnh, vệ sinh vết mổ không đúng cách có thể dẫn tới nhiễm trùng, cong lệch sụn, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Da đầu mũi quá mỏng hoặc nâng mũi quá cao: Nguy cơ thủng đầu mũi thường xảy ra nếu vùng da đầu mũi quá mỏng hoặc sử dụng sụn tai bọc đầu mũi quá dài, làm tăng áp lực gây bào mòn đầu mũi. Nếu nâng mũi quá cao cũng dẫn tới biến chứng lệch sụn hoặc thủng đầu mũi.
- Cơ địa người nâng: Những trường hợp người nâng mũi có cơ địa dễ dị ứng, dễ hình thành sẹo… sẽ dễ gặp biến chứng sau phẫu thuật nếu không lựa chọn đúng phương pháp, chất liệu nâng mũi, không được chăm sóc kỹ lưỡng, cẩn thận sau phẫu thuật.
Nhìn chung, phẫu thuật nâng mũi sụn tai là phương pháp có thể mang lại dáng mũi đẹp, an toàn, đặc biệt là với những người có cơ địa dễ dị ứng và da vùng mũi mỏng. Tuy nhiên, phương pháp này cần thực hiện đúng quy trình bởi các bác sĩ được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm để có thể kiểm soát và xử lý các rủi ro kịp thời, tránh gây biến chứng. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ về phương pháp và lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín trước khi thực hiện.
3. Phải làm sao khi gặp biến chứng nâng mũi sụn tai?
Trong mọi trường hợp gặp biến chứng nâng mũi bằng sụn tai, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên theo dõi sức khỏe và đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu gặp biến chứng sau nâng mũi sụn tai. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của biến chứng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp. Chẳng hạn:
- Với trường hợp nhiễm trùng: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm và kháng sinh để ngăn chặn và loại bỏ tình trạng nhiễm trùng. Những trường hợp nặng hơn như hoại tử mô cơ cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ sụn và mô cơ hỏng theo quy trình.
- Với trường hợp cong lệch sụn: Ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể nắn chỉnh, massage để phục hồi dáng mũi. Những trường hợp nặng hơn có thể cần phẫu thuật để điều chỉnh vị trí sụn.
- Thủng mũi, hoại tử: Để xử lý các biến chứng này, bác sĩ cần phải tháo sụn, xử lý vết thương và chờ mũi hồi phục hoàn toàn trước khi tiến hành tái phẫu thuật nâng mũi mới.
- Các biến chứng ở tai do lấy sụn: Để khắc phục biến chứng này, cần thực hiện thẩm mỹ định hình lại dáng tai, có thể sử dụng sụn vách ngăn để ghép vào sụn tai hoặc thẩm mỹ ngăn sẹo, xóa sẹo nếu cần.
4. Cách phòng ngừa các biến chứng nâng mũi sụn tai
Theo các chuyên gia, phẫu thuật nâng mũi sụn tại có thể mang lại dáng mũi bền đẹp lên tới 20 năm hoặc lâu hơn mà không gặp biến chứng nếu bạn thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như:
- Tìm hiểu kỹ về phương pháp nâng mũi, thăm khám và lắng nghe ý kiến của chuyên gia trước khi quyết định nâng mũi
- Lựa chọn cơ sở nâng mũi uy tín có đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
- Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập và nghỉ ngơi.
- Vệ sinh các vết mổ đúng cách, tránh để nhiễm trùng.
- Liên hệ bác sĩ ngay khi bạn gặp bất cứ dấu hiệu biến chứng nào ở vị trí nâng mũi hoặc vị trí lấy sụn.
Hiện nay Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ ALEGA là một trong những địa chỉ nâng mũi bằng sụn tai uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi đã thực hiện thành công hơn 15.000 ca phẫu thuật. Các bác sĩ được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, đảm bảo quy trình nâng mũi an toàn, chất lượng, mang lại dáng mũi hoàn hảo, không lo biến chứng.
Bạn sẽ không phải lo gặp biến chứng nâng mũi sụn tai nếu thực hiện phẫu thuật tại ALEGA. Hãy liên hệ ngay hotline 0912.660.000 để được giải đáp các thắc mắc và đặt lịch khám sớm nhất với chuyên gia nâng mũi.