Đánh giá chất lượng 13 chất liệu nâng mũi phổ biến nhất hiện nay

Các chất liệu nâng mũi

Các chất liệu nâng mũi giúp giải quyết hầu hết các khuyết điểm mũi một cách nhanh chóng, an toàn, tuy nhiên, một số khác lại ít công dụng hơn và có độ an toàn thấp hơn. Theo đó, khách hàng cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn chất liệu phù hợp để nâng mũi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin của 13 chất liệu dùng trong thẩm mỹ nâng mũi để đưa ra lựa chọn phù hợp. 

1. Chất liệu nâng mũi từ sụn nhân tạo 

Chất liệu sụn nhân tạo dùng trong thẩm mỹ xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ 19, có nguồn gốc từ các nguyên tố tổng hợp. Những chất liệu này có khả năng đàn hồi tốt, dễ tương thích với cơ thể người nên ít gây các phản ứng đào thải hay dị ứng. Có 6 loại sụn nhân tạo được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:

1.1. Sụn Surgiform

Sụn Surgiform được cấu tạo từ hàng triệu lỗ siêu nhỏ, kích thước từ vài micro, cho phép các mô sợi và mạch máu lưu thông qua, tạo liên kết bền vững với cấu trúc mũi, giữ được dáng mũi hoàn hảo đến cuối đời. Đây là một trong những chất liệu sụn nâng mũi cao cấp nhất hiện nay, được làm 100% từ chất liệu ePTFE đã được Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ kiểm định chất lượng và chứng nhận an toàn. 

Chất liệu nâng mũi Surgiform phù hợp với hầu hết các dáng mũi, phù hợp với những người mong muốn sở hữu một chiếc mũi hoàn hảo lâu dài, đặc biệt là những chiếc mũi nhiều khuyết điểm như mũi lệch, mũi gồ, gãy, mũi hếch, mũi to… Sụn được dùng phổ biến trong phẫu thuật nâng mũi cấu trúc, nâng mũi thường hoặc nâng mũi bọc sụn.

Chất liệu sụn nâng mũi surgiform
Sụn Surgiform được sử dụng phổ biến hiện nay – Nguồn: Internet.

Ưu điểm nổi bật của sụn Surgiform:

  • Đây là loại chất liệu sụn nâng mũi nhân tạo cao cấp, có khả năng tương thích cao với cơ thể, hạn chế tối đa nguy cơ gặp biến chứng và các phản ứng đào thải sau phẫu thuật như bóng đỏ, tụt đầu mũi, lộ sóng…
  • Sụn có khả năng liên kết bền vững với xương, giúp định hình dáng mũi hoàn hảo kể cả khi bạn bị tác động mạnh như va đập, vặn, xoay mạnh mũi…
  • Sụn có tính chất mềm dẻo, dễ uốn cong, dễ cắt gọt giúp tạo hình dáng mũi, dễ dàng loại bỏ các khuyết điểm về mũi.
  • Sụn được làm từ chất liệu cao cấp nên ít gây phản ứng dị ứng, đào thải hơn so với các loại sụn silicon.

Nhược điểm:

  • Khó tháo sụn do khả năng bám dính chắc
  • Đòi hỏi Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm khi cần chỉnh sữa, thay đổi dáng mũi.

>>> Để tìm hiểu thêm về chất liệu sụn Surgiform dùng trong nâng mũi, mời bạn đọc theo dõi bài viết Nâng mũi sụn Surgiform là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu?

1.2. Sụn Silicon

Sụn silicon là chất liệu nâng mũi quen thuộc được làm từ plastics. Trước kia loại sụn này khá được ưa chuộng vì giá rẻ, dễ dàng tạo hình dáng mũi và dễ thay thế. 

Mặc dù hiện nay công nghệ phẫu thuật nâng mũi bằng sụn silicon có nhiều cải tiến hơn nhằm giảm bớt các tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật này vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ phù hợp với những người mong muốn sở hữu một chiếc mũi có độ cao vừa phải, đồng thời đi kèm điều kiện da đầu mũi dày. 

Hình ảnh sụn silicon được dùng trong phẫu thuật nâng mũi 
Hình ảnh sụn silicon được dùng trong phẫu thuật nâng mũi  – Nguồn: Internet.

Ưu điểm của sụn silicon:

  • Mềm dẻo, dễ dàng đẽo gọt để tạo hình dáng mũi mong muốn
  • Đa dạng kiểu dáng và kích thước.
  • Phẫu thuật nâng mũi bằng sụn silicon diễn ra nhanh chóng, khoảng 15 – 30 phút, thời gian hồi phục nhanh.
  • Giá thành rẻ hơn so với nhiều chất liệu nâng mũi phẫu thuật khác hiện nay.

Nhược điểm:

  • Sụn có trọng lượng tương đối nặng, thô cứng, gây áp lực lên mũi nên dễ gây ra biến chứng tụt sóng, bóng đỏ đầu mũi, thủng da đầu mũi…
  • Khả năng bám dính kém nên dễ gây cong lệch sống mũi, đặc biệt là khi có va chạm.
  • Nhiều chủng loại, đặc biệt là loại rẻ tiền không rõ nguồn gốc có khả năng gây dị ứng cao.
  • Độ bền dáng mũi không quá cao, chỉ từ 3 – 10 năm hoặc lâu hơn nếu được chăm sóc tốt. 

1.3. Sụn Goretex

Sụn Goretex cũng là một vật liệu sinh học được làm từ ePTFE, đã được FDA Hoa Kỳ kiểm định và chứng nhận an toàn, có thể sử dụng trong y học và thẩm mỹ. Tương tự Surgiform, sụn Goretex có cấu tạo các lỗ siêu nhỏ, giúp định hình tạo thành liên kết bền vững với mô xương, nhờ đó giữ được dáng mũi bền đẹp, thu hút.

Sụn Goretex được dùng cho các ca phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi sụn nhân tạo. Chất liệu nâng mũi này phù hợp với những người có mũi không quá ngắn, da đầu mũi không mỏng, mũi thấp tẹt hoặc biến dạng do tai nạn, chấn thương. Mặc dù có khả năng bám dính tốt nhưng chất liệu dùng để nâng mũi này không phù hợp với những người mong muốn sở hữu dáng mũi đẹp bền vững đến cuối đời.

Chất liệu sụn Goretex dùng trong nâng mũi
Sử dụng sụn Goretex mang lại dáng mũi đẹp tự nhiên  – Nguồn: Internet.

Ưu điểm:

  • Sụn có độ mềm dẻo tốt nên dễ tạo dáng và định hình sống mũi
  • Sụn bám dính tốt với mô xương mũi nên không gây hiện tượng lệch, tụt sóng mũi
  • Khả năng tương thích với cơ thể cao, ít gây dị ứng.
  • Ít có nguy cơ lộ sóng, bóng đỏ đầu mũi.

Nhược điểm:

  • Do khả năng bám dính cao nên gây nhiều khó khăn khi muốn tháo sụn và thay thế.
  • Thời gian duy trì dáng mũi không tốt bằng các loại sụn nhân tạo khác (ngoại trừ sụn silicon)
  • Phẫu thuật nâng mũi bằng sụn Goretex đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao, có nhiều kinh nghiệm.

1.4. Sụn Softxil

Sụn Softxil có xuất xứ từ Hàn Quốc, là một loại sụn nhân tạo cao cấp được cải tiến từ chất liệu silicon, hiện nay được sử dụng phổ biến hiện nay trong ngành công nghiệp thẩm mỹ, làm đẹp. Chất liệu nâng mũi này có cấu tạo gồm 2 lớp: lớp trên cứng giúp định hình sống mũi, lớp dưới mềm dẻo, có độ bám dính cao để duy trì dáng mũi lâu dài. 

Nâng mũi bằng sụn Softxil có thể mang lại dáng mũi đẹp tự nhiên, thanh thoát, thu hút ở mọi góc nhìn. Chất liệu này phù hợp với hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là những người có góc mũi trán quá sâu, mũi lệch, cong, gồ, người đã nâng mũi hỏng…

Chất liệu sụn nhân tạo Softxil
Sụn Softxil là một loại sụn nhân tạo cao cấp được cải tiến từ chất liệu silicon  – Nguồn: Internet.

Ưu điểm của sụn Softxil:

  • An toàn, có khả năng tương thích cao với cơ thể, đã được FDA Hoa Kỳ kiểm định chất lượng.
  • Chất liệu có độ cứng tốt hơn silicon, bám dính tốt nên có khả năng duy trì dáng mũi.
  • Đa dạng với hơn 50 thiết kế khác nhau, phù hợp với cả dáng mũi S – line và L – line.
  • Dễ dàng đẽo gọt định hình sống mũi.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao.
  • Đòi hỏi tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật.

1.5. Megaderm 

Megaderm là một chất liệu sinh học cao cấp được chiết xuất từ biểu bì của con người sau đó xử lý bằng công nghệ Allo Clean để loại bỏ nguy cơ dị ứng, tăng khả năng tương tích với cơ thể người. 

Phẫu thuật nâng mũi bọc Megaderm được đánh giá cao nhờ mang lại dáng mũi tự nhiên, mềm mại. Tuy nhiên, phẫu thuật sử dụng chất liệu nâng mũi này chủ yếu giúp khắc phục nhược điểm mũi bị mỏng da lộ sống, do đó sẽ phù hợp với những trường hợp mũi bị mỏng da hoặc đã nâng mũi nhưng bị lộ sống mũi… Phương pháp này không áp dụng cho những người có da mũi dày, đầu mũi to.

Chất liệu nâng mũi Megaderm
Sụn Megaderm giúp cải thiện dáng mũi tự nhiên, thu hút  – Nguồn: Internet.

Ưu điểm:

  • Sụn có chức năng gần giống sụn tự thân nên ít gây biến chứng, dị ứng, bóng đỏ, lộ sóng sau khi phẫu thuật.
  • Giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, không đau, quá trình chăm sóc đơn giản, không để lại sẹo.
  • Kết quả dáng mũi tự nhiên, bền đẹp.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Yêu cầu cao về kỹ thuật, tay nghề bác sĩ
  • Chỉ phù hợp với một số dáng mũi nhất định như mũi có da mỏng, tẹt, đầu mũi nhỏ. 

1.6. Sụn Pureform

Tương tự sụn Surgiform, chất liệu sụn Pureform cũng được cấu tạo hoàn toàn từ ePTFE, một chất liệu thường được sử dụng trong y khoa để làm mạch máu nhân tạo, đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận về độ an toàn. Sụn Pureform có hàng triệu lỗ li ti giúp các mạch máu dễ dàng đi qua tạo thành liên kết bền vững với mô xương mũi, nhờ đó suy trì dáng mũi lâu dài, bền vững.

Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc Pureform phù hợp với những người có nhiều khuyết điểm ở mũi như mũi thấp tẹt, mũi hếch, đầu mũi ngắn, to, sống mũi cong vẹo, gồ ghề, mũi bị biến dạng do va chạm hoặc do phẫu thuật sửa mũi hỏng trước đó… 

Sụn Pureform dùng trong nâng mũi
Sụn mũi Pureform là một trong các chất liệu nâng mũi tốt nhất hiện nay – Nguồn: Internet.

So với các loại sụn nhân tạo khác, sụn Pureform có ưu điểm:

  • Có độ tương thích lên tới 95% nên ít gây dị ứng, đào thải, hạn chế tối đa nguy cơ gặp biến chứng bóng đỏ, tụi sóng, nhiễm trùng sau phẫu thuật.
  • Có khả năng bám dính tốt nên duy trì dáng mũi lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
  • Có thể vặn xoắn cực đại nên không bị biến dạng khi va chạm, xoay vặn mũi…
  • Được đúc dạng 3D nên dễ dàng uốn cong, định hình dáng mũi, phù hợp với nhiều dáng mũi khác nhau.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao.
  • Có thể gây khó khăn cho bác sĩ khi muốn thay đổi sống mũi, dáng mũi

2. Chất liệu tự thân dùng trong nâng mũi:

Sụn tự thân là sụn được lấy trực tiếp từ các bộ phận của cơ thể sau đó cấy ghép vào mũi để nâng cao sống mũi, loại bỏ khuyết điểm hoặc tạo hình đầu mũi. Hầu hết các kỹ thuật nâng mũi bằng sụn tự thân sẽ sử dụng chính sụn của cơ thể như sụn tai, sụn vách ngăn, sụn sườn, cân cơ thái dương… Sụn tự thân được dùng đa dạng trong các phương pháp nâng mũi. 

2.1. Sụn tai 

Sụn tai được lấy từ tai thông qua một đường rạch ở mặt trước khoặc mặt sau tai. Loại sụn này thường dùng để bọc phần đầu mũi nhằm hạn chế các khuyết điểm như bóng đỏ, lộ sóng, đầu mũi ngắn, thấp… Đây là loại sụn tự thân đươc dùng phổ biến nhất .

Phẫu thuật nâng mũi sụn tai có thể được sử dụng trong phương pháp nâng mũi bọc sụn tai, nâng mũi cấu trúc sụn tai …

Hình ánh sụn tại dùng trong nâng mũi
Sụn tai được lấy từ xoăn trên hoặc xoăn dưới của tai  – Nguồn: Internet.

Ưu điểm:

  • Chất liệu nâng mũi này có đặc tính dễ uốn cong nên tạo đầu mũi tròn tự nhiên, không gây bào mòn vùng da đầu mũi do đó không gây bóng đỏ, di lệch thứ phát…
  • Lớp sụn có độ tương thích cao nên không gây dị ứng hay phản ứng đào thải sau phẫu thuật.
  • Sụn có khả năng tạo liên kết bền vững với các bộ phận bên trong mũi, do đó giúp duy trì dáng mũi bền vững theo thời gian

Nhược điểm:

  • Sụn tai chỉ sử dụng được cho phần đầu mũi do đó vẫn phải kết hợp sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi.
  • Sụn tai sau khi lấy đi sẽ mất hẳn do đó với những trường hợp cần chỉnh sửa khi phẫu thuật sẽ bị thiếu sụn.
  • Sụn có thể bị teo bơt, làm thay đổi hình dáng theo thời gian.

2.2. Sụn sườn 

Sụn sườn là loại sụn tự thân vững chắc nhất khi sử dụng để làm mũi, thường được lấy từ 1 trong 3 vị trí xương sườn số 6, 7 hoặc 8 của sườn ngực bên phải cơ thể. Vị trí rạch da lấy sụn sườn thường nằm ở nếp gấp dưới ngực nên không gây lộ sẹo và ít gây đau. Sụn sườn là loại sụn đa năng nhất, đây được coi là “vua” của các loại sụn tự thân bởi hiệu quả cải thiện khuyết điểm tốt và độ tương thích cao. 

Hầu hết các dáng mũi đều có thể sử dụng phương pháp nâng mũi sụn sườn, đặc biệt là những người có cơ địa dễ dị ứng với sụn nhân tạo và mong muốn một dáng mũi bền đẹp, lâu dài.

Vị trí lấy sụn sườn để nâng mũi
Vị trí lấy sụn sườn để nâng mũi   – Nguồn: Internet.

Ưu điểm:

  • Sụn to, dài, dày, có thể dùng cho toàn bộ vùng mũi từ sống mũi đến đầu mũi.
  • Sụn có độ chắc tốt nhất trong các loại sụn tự thân, có thể dựng trụ cao và nổi bật hơn.
  • Chất liệu nâng mũi này được sử dụng để làm lại các ca mũi khó, đã làm đi làm lại nhiều lần
  • Sụn sườn có thể lấy thêm để tái tạo lại dáng mũi mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Sụn ít có khả năng tự tiêu nên giữ dáng mũi bền vững, lâu dài.
  • Khả năng tương thích cao, bám dính tốt, ít cong lệch khi va chạm, ít gây biến chứng sau phẫu thuật.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Kỹ thuật nâng mũi sụn sườn đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao.
  • Tay nghề giỏi, nhiều kinh nghiệm
  • Chế độ chăm sóc hậu phẫu đòi hỏi khắt khe, kỹ lưỡng

2.3. Sụn vách ngăn 

Sụn vách ngăn được lấy ở tấm ngăn giữa mũi, chủ yếu được sử dụng để kéo dài mũi hếch hoặc nâng cao đầu mũi, dựng trụ mũi. Vì là một bộ phận của mũi nên sụn vách ngăn thường ít gây tình trạng dị ứng.

Phẫu thuật nâng mũi sụn vách ngăn phù hợp với những trường hợp mũi không có nhiều khuyết điểm, vách ngăn mũi bị lệch do bẩm sinh hoặc va chạm, mũi thấp ít.

Sụn vách ngắn trong phẫu thuật nâng mũi
Nâng mũi sụn vách ngăn được áp dụng chủ yếu để kéo dài mũi hếch  – Nguồn: Internet.

Ưu điểm:

  • Sụn có độ dày, cứng vừa phải, có thể dễ dàng tạo dựng trụ mũi.
  • Ít gây biến chứng, bị cong vênh, biến dạng.
  • Sụn vách ngăn được lấy ngay tại mũi nên không cần phẫu thuật ở vị trí khác, quá trình chăm sóc và hồi phục do vậy sẽ nhẹ nhàng hơn.
  • Phẫu thuật nâng mũi sụn vách ngăn có thể khắc phục tình trạng lệch vách ngăn mũi.

Nhược điểm:

  • Chất liệu sụn dùng để nâng mũi này thường có kích thước nhỏ, chiều dài vừa phải do đó lượng sụn lấy không được nhiều do đó một vài trường hợp có thể cần hỗ trợ bằng các loại sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo khác.
  • Kỹ thuật lấy sụn vách ngăn đòi hỏi bác sĩ có trình độ cao để đảm bảo vách ngăn còn lại ở mũi vẫn giữ được sự ổn định và chắc chắn.

2.4. Cân cơ thái dương

Một trong các chất liệu nâng mũi tự thân khác là cân cơ thái dương. Loại sụn này được lấy từ vùng cân cơ thái dương, chính là lớp bao trắng bao quanh các lớp cơ ở vùng thái dương. Bác sĩ sẽ tạo một đường rạch nằm sâu trong phần tóc ngay trên thái dương sau đó khéo léo lấy một lượng cân cơ theo nhu cầu sử dụng. vật liệu này đặc biệt phù hợp để bọc đầu mũi hoặc thân mũi trong trường da mỏng, lộ sống mũi.

Phẫu thuật nâng mũi bọc cân cơ thái dương nên áp dụng với những trường hợp mũi có khuyết điểm, mỏng da, bóng đỏ, thấp, ngắn và cơ địa người nâng dễ dị ứng với các vật liệu nhân tạo (da nhân tạo).

Sụn thái dương được lấy từ vùng cân cơ thái dương 
Sụn thái dương được lấy từ vùng cân cơ thái dương  – Nguồn: Internet.

Ưu điểm:

  • Cân cơ có tính chất mềm, dễ uốn để tạo dáng mũi cong, tự nhiên.
  •  không gây tình trạng bào mòn đầu mũi, không gây bóng đỏ, lộ đầu.
  • Khả năng tương thích cao vì là sụn tự thân, không gây dị ứng, nhiễm trùng hay đào thải.

Nhược điểm:

  • Kỹ thuật lấy cân cơ thái dương khá khó nên ít được sử dụng.

3.3. Mỡ tự thân

Nâng mũi bằng mỡ tự thân là một kỹ thuật chỉnh sửa mũi khá an toàn và hiệu quả hiện nay. Chất liệu nâng mũi chính là mỡ thừa của cơ thể được lấy từ những bộ phận tập trung nhiều mỡ như đùi, bụng, mông, eo… sau đó hóa lỏng, chiết xuất ra, ly tâm để mất phần mỡ tinh chất, cấy vào sống mũi. Đối với những người đang sở hữu dáng mũi ít khuyết điểm, không muốn can thiệp dao kéo thì phương pháp nâng mũi bằng mỡ tự thân là một lựa chọn thích hợp..

Cấy mỡ tự thân là kỹ thuật chỉnh sửa mũi khá an toàn
Cấy mỡ tự thân là một kỹ thuật chỉnh sửa mũi khá an toàn  – Nguồn: Internet.

Ưu điểm:

  • Mỡ tự thân có khả năng tương tích tốt nên không gây phản ứng dị ứng hay đào thải.
  • Quá trình làm đẹp không xâm lấn, không gây đau, không tạo vết thương hở nên không cần chăm sóc cầu kỳ, không để lại sẹo.
  • Có thể loại bỏ một phần mỡ nhất định ở bộ phận được lấy mỡ.
  • Hiệu quả cải thiện dáng mũi tốt, tạo dáng mũi tự nhiên, không quá cao.

Nhược điểm:

  • Mỡ tự thân có thể tiêu biến theo thời gian nên không duy trì được dáng mũi lâu dài.
  • Phương pháp này không cải thiện được các khuyết điểm lớn ở mũi, chỉ giúp nâng cao sống mũi.

3. Chất liệu dùng trong nâng mũi không phẫu thuật 

Nâng mũi không phẫu thuật là phương pháp làm đẹp không can thiệp dao kéo, không xâm lấn đến cơ thể. Với phương pháp này, để tạo sống mũi cao đầy, thanh thoát, tự nhiên, bác sĩ sẽ sử dụng các chất liệu nâng mũi sinh học khác như chất làm đầy (filler), mỡ tự thân hay chỉ sinh học.

3.1. Filler 

Filler hay còn gọi là chất làm đầy là một chất liệu dùng để nâng mũi có bản chất là axit hyaluronic, được tiêm vào mũi để tạo hình, thay đổi dáng mũi, nâng cao sống mũi hoặc một phần đầu mũi có khuyết điểm. 

Phẫu thuật tiêm filler mũi chỉ nên áp dụng với những trường hợp dáng mũi không quá xấu, chỉ hơi thấp hoặc tẹt. Những trường hợp mũi nhiều khuyết điểm, đầu mũi tròn, cánh mũi rộng, mũi hếch, lệch, gồ… filler không thể cải thiện được.

Hình ảnh tiêm filler mũi
Tiêm filler mũi khá phổ biến hiện nay vì giá thành rẻ  – Nguồn: Internet.

Ưu điểm:

  • Kỹ thuật tiêm filler mũi nhanh, chỉ kéo dài khoảng 15 phút, không gây đau, không để lại sẹo.
  • Chi phí rẻ khoảng 4 – 15 triệu đồng, hiệu quả nhanh.
  • Có thể dễ dàng thay thế bằng cách tiêm làm tan filler nếu kết quả nâng mũi không như ý hoặc muốn đổi dáng mũi.

Nhược điểm:

  • Dáng mũi không bền, thường chỉ kéo dài tối đa 2 năm do filler có thể tự tan, mũi có thể bị biến dạng nếu va chạm.
  • Filler có chất lượng không tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là biến chứng tiêm vào mạch máu gây hoại tử da mũi, tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn tới mù mắt, nhiễm trùng..
  • Filler mũi chỉ giúp cải thiện khuyết điểm đầu mũi tròn, sống mũi cao vừa phải.

>>> Tìm hiểu thêm về filler tại bài viết [Tư vấn] Có nên nâng mũi bằng filler không?

3.2. Chỉ collagen 

Chỉ collagen là một loại chỉ sinh học có kích thước siêu mỏng được cấy trực tiếp vào trong mũi, cố định phần mô và cơ mũi. Loại chất liệu nâng mũi này thường có gai móc nhỏ để liên kết với lớp cơ nông nhằm kéo cao sống mũi đồng thời tạo độ cao cho phần chóp mũi. Sau một thời gian nhất định, chỉ collagen sẽ tự tiêu mà không cần làm phẫu thuật để tháo chỉ.

Theo các chuyên gia, với những người có dáng mũi không nhiều khuyết điểm, hơi thấp một chút và mong muốn cải thiện dáng mũi cao hơn mà không cần duy trì quá lâu thì phương pháp nâng mũi chỉ là một lựa chọn phù hợp. 

Căng chỉ mũi giúp tạp sống mũi cao, thẳng hơn
Căng chỉ mũi giúp tạo sống mũi cao, thẳng hơn  – Nguồn: Internet.

Ưu điểm:

  • Nâng mũi bằng chỉ collagen có thể cải thiện khuyết điểm đầu mũi tròn, sống mũi thấp, mang lại dáng mũi cao hơn, thẳng hơn.
  • Quy trình nâng mũi chỉ diễn ra nhanh, khoảng 30 phút, chỉ cần gây tê nhẹ nhàng, không gây đau và không mất nhiều thời gian để hồi phục.
  • Chi phí thấp, khoảng 6 – 25 triệu đồng.

Nhược điểm:

  • Chỉ tác động đến phần sống mũi, không cải thiện các khuyết điểm khác ở mũi như đầu mũi to hoặc quá ngắn, cánh mũi rộng…
  • Thời gian duy trì dáng mũi ngắn do chỉ sẽ tự tiêu theo thời gian.
  • Có nguy cơ dị ứng cao hơn các phương pháp nâng mũi sụn.

Tóm lại, các chất liệu nâng mũi đều có ưu và nhược điểm khác nhau, sẽ phù hợp với từng dáng mũi và nhu cầu khác nhau của từng người. Để biết chất liệu nào, phương pháp nào phù hợp với tình trạng mũi của mình, bạn nên liên hệ trực tiếp với chuyên gia của ALEGA để được tư vấn chi tiết. Có thể liên hệ hotline 0912.660.000 để được giải đáp các thắc mắc liên quan.

post Đánh giá bài viết
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký tư vấn & nhận ưu đãi

Hãy là một người phụ nữ luôn sẵn sàng sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo nhất!



    Thời gian làm việc

    Hành Chánh : Thứ Hai – Thứ Bảy (CN Nghỉ)08:00 – 17:00
    Chuyên Môn : Thứ Hai – Thứ Sáu17:00 – 21:00
    Thứ Bảy – Chủ Nhật08:00 – 21:00

    [chặn id=”xã hội”]

    CÔNG TY TNHH ALEGA

    97A, Đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, HCM

    0912.660.000

    alega.vn2019@gmail.com

    MST: 0316078323

    Chỉ đường

    Sơ đồ trang web

    Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh số: 08050/HCM-GPHĐ do Sở Y Tế TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 19/10/2022

    Cổng thông tin Sở Y Tế HCM