Không khí Tết đang đến gần trên mọi nẻo đường. Ngày Tết chúng ta không thể thiếu bánh chưng, bánh tét. Một món ăn đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền. Câu hỏi thường trực của nhiều bạn: “Nâng mũi ăn bánh chưng bánh tét được không?” – Cùng Alega giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp những lời khuyên giúp bạn an tâm hơn trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng mũi, đồng thời tận hưởng trọn vẹn niềm vui của ngày lễ hội truyền thống.
Nâng mũi ăn bánh chưng bánh tét được không vào dịp Tết nguyên đán này?
Bánh chưng, bánh tét đã không còn quá xa lạ với chung ta trong những dịp Tết Nguyên Đán này. Sau nâng mũi, việc ăn uống đặc biệt là các loại thực phẩm như bánh chưng, bánh tét cần được cân nhắc cẩn thận.
Vậy nâng mũi ăn bánh chưng bánh tét được không? – Câu trả lời là KHÔNG.
Bánh chưng, bánh tét được làm từ gạo nếp, một thực phẩm cần kiêng cữ trong quá trình hồi phục vết thương, bởi một số lý do sau:
- Gây nóng trong: Theo y học cổ truyền Việt Nam, ăn bánh chưng, bánh tét có thể làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể, điều này làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm hoặc làm chậm quá trình lành thương.
- Tiêu hóa kém: Gạo nếp có tính nặng và khó tiêu hóa. Trong quá trình hồi phục, cơ thể cần những thực phẩm dễ tiêu hóa để đảm bảo rằng mọi năng lượng cơ thể hấp thụ đều được hướng về việc làm lành vết thương.
- Gây sẹo lồi: Những thực phẩm gây “nóng” trong cơ thể như bánh chưng, bánh tét có thể gây ra những vết sẹo lồi, là loại sẹo nổi cao và lan rộng ra ngoài ranh giới vết thương ban đầu.
Sau bao lâu nâng mũi mới có thể ăn bánh chưng, bánh tét.
Sau phẫu thuật nâng mũi, thời gian bạn có thể ăn bánh tét phụ thuộc vào sự hồi phục của cơ thể và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ phẫu thuật.
Tuy nhiên đối với những người có cơ địa bình thường thì sau 3 – 4 tuần bạn có thể bắt đầu ăn bánh chưng, bánh tét.
Riêng đối với những người có cơ địa xấu thì nên kiêng từ 1 – 2 tháng để đảm bảo vết thương đã lành và ổn định. Đảm bảo việc hấp thụ bánh chưng, bánh tét không ảnh hưởng đến vết thương.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Nâng mũi ăn phô mai được không? Thời gian hồi phục là bao lâu?
- Khám phá sự thật nâng mũi ăn chuối được không?
Có thực phẩm nào cần tránh sau khi nâng mũi?
Để sớm sở hữu cho mình dáng mũi mong muốn, việc lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng lại còn đúng cách rất quan trọng để hỗ trợ quá trình hồi phục và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Sau đây là một số loại thực phẩm nên tránh:
- Đồ uống có cồn và cafein: Rượu và các loại đồ uống chứa cafein (như cà phê, trà,..) có thể làm tăng huyết áp và làm chậm quá trình hồi phục.
- Các loại hải sản: Hải sản chứa hàm lượng đạm khá lớn, khi vết thương chưa lành, chúng ta nạp quá nhiều đạm vào cơ thể sẽ khiến cho vết thương khó lành và gây ngứa, dễ làm cho vết thương nhiễm trùng và đau rát.
- Thịt bò: Khả năng tạo thành sẹo lồi cao.
- Thịt gà: Ăn thịt gà sẽ gây cho vết thương cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Rau muống: Hấp thụ rau muống sẽ làm cho cơ thể sản sinh.
Bí quyết để hồi phục nhanh sau nâng mũi để kịp đẹp đón Tết
Để hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật nâng mũi, đặc biệt là để kịp đón Tết, Alega mách bạn một số bí quyết sau bạn có thể áp dụng:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian hồi phục.
- Giữ vết thương vùng mũi sạch và khô: Tránh cho nước tiếp xúc trực tiếp với vùng mũi sau phẫu thuật. Sử dụng bông gòn hoặc khăn mềm để nhẹ nhàng lau sạch.
- Ngủ đúng tư thế: Ngủ với đầu được nâng cao hơn so với tim để giảm sưng và tránh gây áp lực lên vùng mũi.
- Chế độ ăn uống cân đối: Quá trình phẫu thuật nâng mũi, làm cơ thể yếu hơn bình thường. Một chế độ ăn uống khoa học, nhiều dưỡng chất, đặc biệt thực phẩm giàu vitamin C và protein, để hỗ trợ quá trình hồi phục.
- Tránh ánh nắng mặt trời: Việc vết thương tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời có thể làm cho vùng da non trở nên sạm màu.
Trải nghiệm của khách hàng khi nâng mũi tại Alega
Thảo Mai khách hàng tại Alega với ý định nâng mũi để kịp đẹp đón Tết có những lời chia sẻ vô cùng quý giá.
Thảo Mau chia sẻ: “Khi quyết định nâng mũi trước Tết, tôi biết mình cần phải chăm sóc bản thân thật kỹ lưỡng để đạt được kết quả tốt nhất. Quá trình kiêng cữ không hề dễ dàng, từ việc ăn uống đến nghỉ ngơi, tôi tuân thủ chặt chẽ lời khuyên của bác sĩ. Có lúc tôi lo lắng không kịp hồi phục để đón Tết, nhưng nhờ sự kiên nhẫn và chăm sóc cẩn thận, cuối cùng tôi cũng sở hữu dáng mũi mà mình ao ước.
Khi nhìn vào gương và thấy diện mạo mới của mình, tôi biết mọi nỗ lực đều xứng đáng. Tết năm nay thật sự đặc biệt với tôi, không chỉ vì sự hội ngộ của gia đình mà còn vì sự tự tin và hạnh phúc mà dáng mũi mới mang lại. Đây thực sự là một khởi đầu mới tuyệt vời cho năm mới!”
Nâng mũi ăn bánh chưng bánh tét được không? Thắc mắc này đã được Alega giải đáp kỹ lưỡng ở bài viết trên. Có thể thấy để có được một dáng mũi đẹp, an toàn thì không chỉ phụ thuộc vào thành bại của ca phẫu thuật mà còn phụ thuộc và chế độ chăm sóc hậu phẫu tỉ mỉ của bạn. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc nào xoay quanh vấn đề làm đẹp thì đừng ngần ngại liên hệ ngay tới hotline 0912.66.0000 để được đội ngũ bác sĩ Phòng Khám Chuyên Khoa Thẩm Mỹ Alega giải đáp kịp thời nhé.