Khi quyết định thực hiện phẫu thuật nâng mũi, một số người có thể chọn lựa nâng mũi thông qua các cơ sở “chui” với giá rẻ hơn. Tuy nhiên quyết định này thường đi kèm với nguy cơ cao về biến chứng sau phẫu thuật, đặc biệt là tình trạng tụt sụn mũi. Những dấu hiệu tụt sụn mũi chúng ta cần nhận biết là gì? Để trong trường hợp không may gặp phải chúng ta sẽ có những phương án giải quyết nhanh chóng và an toàn nhất.
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng tụt sụn mũi
Trước khi tìm hiểu về những dấu hiệu tụt sụn mũi thì đầu tiên chúng ta phải xét xem đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hãy cùng ALEGA tìm hiểu chi tiết một số nguyên nhân dưới đây:
1.1 Da đầu mũi mỏng
Làn da mỏng ở vùng mũi dễ bị tổn thương. Điều này hoàn toàn có khả năng dẫn đến việc tụt sụn mũi và lòi sụn.
1.2 Sụn không tương thích hoặc quá cứng
Sử dụng sụn nhân tạo, đặc biệt là loại kém chất lượng kích thích cơ thể sinh ra phản ứng đào thải, khó giữ được sụn ở vị trí ban đầu.
1.3 Nâng mũi quá cao
Đặt sụn nâng mũi quá cao không chỉ làm giảm khả năng bám dính vào mô cơ của sụn mà còn gây ra căng tức vùng da mũi không cần thiết. Điều này dẫn tới việc tụt sụn mũi sau khi phẫu thuật.
1.4 Tay nghề bác sĩ
Kỹ thuật thực hiện không đúng cũng là một nguyên nhân quan trọng. Việc cắt gọt sụn quá dài hoặc đặt sụn sai vị trí có thể đến sự biến dạng và tụt sụn mũi sau khi nâng.
1.5 Chăm sóc sai cách
Quá trình chăm sóc sau phẫu thuật không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân làm tụt sụn mũi. Vệ sinh không đúng cách, chà xát hoặc va đập mạnh vào mũi đều có thể gây ra những tổn thương cho khu vực phẫu thuật thẩm mỹ.
2. Dấu hiệu tụt sụn mũi bạn cần biết
Dấu hiệu mũi tụt sụn mũi thường rất dễ nhận biết nếu bạn chịu khó quan sát vết thương của mình một cách tỉ mỉ. Những dấu hiệu này có thể là:
2.1 Chảy dịch nhiều sau nâng mũi
Một trong những dấu hiệu đáng chú ý nhất của mũi tụt sụn là sự chảy dịch nhiều từ vùng mũi mà không có triệu chứng cảm cúm hay dị ứng. Dịch này có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc phản ứng của cơ thể với vi khuẩn trong mũi. Đặc biệt nếu xuất hiện một cách liên tục và không giảm đi sau một khoảng thời gian thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ thẩm mỹ để được hỗ trợ.
2.2 Đau nhức kéo dài
Một số bạn sẽ cảm giác đau nhức và khó chịu vùng mũi kéo dài mà không thuyên giảm theo thời gian. Điều này có thể là do sự không ổn định hoặc sự di lệch của sụn mũi, gây ra căng tức và đau nhức. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
2.3 Phần đầu mũi sưng đỏ, khó chịu
Sưng đỏ ở phần đầu mũi thường là một biểu hiện của viêm nhiễm, một phản ứng tự nhiên của cơ thể.
2.4 Sụn phần đầu mũi nhọn và thô cứng
Một biểu hiện khác của mũi tụt sụn là thay đổi cấu trúc của sụn mũi. Chúng ta thường thấy sụn đầu mũi trở nên nhọn và cứng hơn sau phẫu thuật, hoặc mũi không giữ được hình dáng và cấu trúc như lúc mới nâng. Điều này có thể là kết quả của việc sụn mũi không được định hình đúng cách hoặc bị di lệch khỏi vị trí đúng.
Những dấu hiệu này cung cấp một chỉ báo rõ ràng về sự thay đổi của mũi sau phẫu thuật và có thể là biểu hiện của tụt sụn mũi. Đối với bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời là rất quan trọng.
3. Giải pháp khắc phục tình trạng tụt sụn đầu mũi
Nhiều bạn đọc tới đây sẽ có cảm giác lo lắng không biết tình trạng tụt sụn này có nguy hiểm không và có biện pháp nào khắc phục không? Tất nhiên là có rồi bạn nhé, nhưng muốn biết cụ thể hơn thì hãy đọc hết bài viết này nha.
3.1 Tụt sụn mũi có nguy hiểm không?
Vấn đề tụt sụn mũi không chỉ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của chiếc mũi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tinh thân cũng như sức khỏe.
3.2 Biện pháp khắc phục tình trạng tụt sụn mũi sau nâng mũi
Đối với những trường hợp tụt sụn mũi sau nâng mũi, giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này là phẫu thuật tháo sụn mũi cũ và thay thế bằng sụn mũi mới. Dưới đây là mô tả chi tiết và kỹ lưỡng hơn về quy trình phẫu thuật tháo sụn mũi cũ và thay thế sụn mũi mới để khắc phục tình trạng tụt sụn mũi:
- Kiểm tra và đánh giá: Bác sĩ thực hiện kiểm tra và đánh giá lại tình trạng mũi của bạn.
- Chuẩn bị trước phẫu thuật: Bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm máu và kiểm tra sức khỏe tổng quát nhằm đảm bảo bệnh nhân có đủ sức khỏe để làm phẫu thuật.
- Phẫu thuật tháo sụn mũi cũ: Bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ sụn mũi cũ và loại bỏ mọi tác nhân gây ra viêm nhiễm.
- Thay thế sụn mũi mới: Bác sĩ sẽ ghép sụn mũi mới sau khi được cắt tỉa
- Kết thúc phẫu thuật: Sau khi sụn mới được thay thế và định hình, bác sĩ sẽ đóng vết mổ và băng nẹp bảo vệ khu vực phẫu thuật.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Tháo sụn mũi có trở lại bình thường không
- Sau cắt chỉ bao lâu thì bôi thuốc sẹo?
- Tháo nẹp mũi sớm có sao không? Nên làm gì sau khi tháo nẹp.
4. Địa chỉ nâng mũi uy tín tại Sài Gòn
Phòng Khám Chuyên Khoa Thẩm Mỹ Alega, một trong những địa chỉ thẩm mỹ mà bạn có thể tin tưởng và lựa chọn. Alega hội tụ đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, tay nghề giỏi có chuyên môn cao. Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến, phòng phẫu thuật vô khuẩn đạt chuẩn y khoa.
Đặt biệt khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi tại Alega khách hàng hoàn toàn được xem dáng mũi qua gương trước khi đóng vết khâu lại. Từ đó mang lại dáng mũi đáp ứng đúng với nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng.
Khi bạn quyết định nâng mũi, việc hiểu và nhận biết các dấu hiệu tụt sụn mũi là rất quan trọng để đảm bảo kết quả phẫu thuật tốt nhất. Hy vọng với những dấu hiệu tụt sụn mũi được cung cấp thông qua bài viết này sẽ giúp một phần nào đó trong quá trình hồi phục của bạn.
Ngoài ra bạn còn những khó khăn nào liên quan đến vấn đề phẫu thuật thẩm mỹ thì đừng ngần ngại liên hệ ngay tới hotline 0912.66.0000 để được đội ngũ bác sĩ Phòng Khám Chuyên Khoa Thẩm Mỹ Alega giải đáp kịp thời.