Nâng mũi cấu trúc là một phương pháp chỉnh hình, tái tạo lại toàn bộ cấu trúc mũi giúp khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm ở mũi và mang lại một dáng mũi cao, đẹp tự nhiên, hoàn hảo. Tuy nhiên cũng như các phương pháp nâng mũi khác, phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định. Nếu bạn đang phân vân không biết nâng mũi cấu trúc có tốt không hay có nên nâng mũi cấu trúc không, bài viết dưới đây từ bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na – bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn tại Phòng khám ALEGA sẽ có câu trả lời cho bạn.
1. Đánh giá ưu và nhược điểm của nâng mũi cấu trúc
Bác sĩ Ly Na cho biết: Nâng mũi cấu trúc được đánh giá là một trong những phương pháp nâng mũi hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng kết hợp sụn tự thân và sụn sinh học để tái cấu trúc mũi, tạo ra một dáng mũi đẹp hơn.
Giống như bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào khác, nâng mũi cấu trúc cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Trước khi trả lời câu hỏi có nên nâng mũi cấu trúc không, bạn có thể đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp này:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2. So sánh nâng mũi cấu trúc với các phương pháp khác
Hiện nay có 3 phương pháp phẫu thuật nâng mũi được sử dụng phổ biến nhất là nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bọc sụn và nâng mũi thường.
2.1. So sánh nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bọc sụn
Cùng sử dụng kết hợp sụn sinh học và sụn tự thân trong quá trình thẩm mỹ nhưng nâng mũi bọc sụn chỉ tác động đến sống mũi và đầu mũi. Toàn bộ quá trình phẫu thuật không can thiệp đến các cấu trúc khác của mũi như cánh mũi, trụ mũi, do đó không giải quyết hết các khuyết điểm của mũi.
Phương pháp nâng mũi bọc sụn cũng được đánh giá cao về hiệu quả thẩm mỹ và độ an toàn, tuy nhiên thường bị hạn chế hơn phương pháp nâng mũi cấu trúc trong việc thay đổi dáng mũi và duy trì độ bền của mũi sau phẫu thuật.
2.2. So sánh nâng mũi cấu trúc và nâng mũi thường
Với phương pháp nâng mũi thường, quá trình nâng mũi sử dụng chủ yếu sụn sinh học để độn sống mũi, không can thiệp nhiều đến đầu mũi, trụ mũi, cánh mũi. Do đó, so sánh với nâng mũi cấu trúc và nâng mũi sụn thường, phương pháp này sẽ hạn chế hơn về độ an toàn, dáng mũi và độ bền của mũi.
Tuy nhiên, phương pháp nâng mũi thường này thường có chi phí thấp hơn, thích hợp với những người đang sở hữu dáng mũi tương đối ổn, chỉ hơi thấp, có kinh phí không cao và mong muốn một dáng mũi cao hơn hiện tại.
>>> Tham khảo thêm bài viết: So sánh nâng mũi thường và nâng mũi cấu trúc – Nên chọn phương pháp nào?
Việc có nên nâng mũi cấu trúc không phụ thuộc vào tình trạng mũi, nhu cầu, mong muốn và khả năng chi trả của từng người. Bạn có thể tham khảo bảng so sánh chi tiết phương pháp nâng mũi cấu trúc với các phương pháp nâng mũi khác dưới đây:
Tiêu chí | Nâng mũi cấu trúc | Nâng mũi bọc sụn | Nâng mũi thường |
Độ an toàn | Cao | Cao | Thấp |
Độ bền | Cao, có thể đến trọn đời | Trung bình, có thể đến 20 năm | Thấp, khoảng 5 – 10 năm |
Dáng mũi | Cao, đẹp, không khuyết điểm, dễ dàng tùy chỉnh form mũi theo khuôn mặt | Cao, thẳng, có thể khả năng tùy chỉnh trung bình | Cao nhưng cảm hơn hơi thô cứng, khả năng tùy chỉnh dáng mũi hạn chế |
Chi phí (tham khảo chi phí tại ALEGA) | Cao (25 – 45 triệu đồng) | Trung bình (10- 15 triệu đồng) | Thấp (6 – 12 triệu đồng) |
3. Kết luận: Có nên nâng mũi cấu trúc không?
Theo chuyên gia nâng mũi của ALEGA, việc quyết định có nên sửa mũi cấu trúc không là một quyết định cá nhân. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng về phương pháp, kỹ thuật, chi phí, đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia về tình trạng mũi và mức độ an toàn đối với bản thân.
Thông thường, mục đích của việc lựa chọn phương pháp nâng mũi là mang lại cho khách hàng một dáng mũi cao đẹp hơn, cân đối, hài hòa với khuôn mặt. Do đó, các chuyên gia sẽ dựa trên tình trạng mũi hiện tại để đưa ra lời khuyên phù hợp.
Chẳng hạn, với dáng mũi nhiều khuyết điểm như sống mũi thấp, bè, gồ, cong vẹo, đầu mũi to, cánh mũi dày, nở rộng… bạn nên lựa chọn phương pháp nâng mũi cấu trúc để khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm này, mang lại dáng mũi cao, thẳng, đẹp, bền vững hơn.
Nếu bạn đang sở hữu một form mũi tương đối ổn, ít khuyết điểm và chỉ muốn nâng cao sống mũi hơn một chút có thể lựa chọn phương pháp nâng mũi thường. Nếu bạn thuộc nhóm có da vùng mũi nhạy cảm, mỏng, nên ưu tiên phương pháp nâng mũi bọc sụn.
Việc đánh giá tình trạng mũi cần dựa trên quá trình thăm khám và đo đạc các thông số. Do đó, nếu muốn lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp, bạn có thể đến trực tiếp Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ ALEGA để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn. ALEGA hiện kết hợp công nghệ mô phỏng dáng mũi 3D cho mỗi khách hàng để đánh giá dáng mũi trước – sau phẫu thuật, từ đó lựa chọn dáng mũi phù hợp nhất.
Tóm lại, việc có nên nâng mũi cấu trúc không là một quyết định quan trọng. Trước đó, bạn nên thăm khám và lắng nghe tư vấn của chuyên gia. Hãy gọi ngay hotline 0912.660.000 hoặc truy cập website của ALEGA để đặt lịch khám sớm nhất cùng chuyên gia hàng đầu.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.